(Dịch) Xuyên Thư: Vừa Mở Mắt Liền Ôm Đùi Nam Phụ - 64
Đọc truyện (Dịch) Xuyên Thư: Vừa Mở Mắt Liền Ôm Đùi Nam Phụ 64 full miễn phí tại ngontinhhay.com.. Cùng tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook, để cập nhật truyện nhanh nhất!
Hai giờ rưỡi chiều, xe lửa xuất phát đúng giờ, đoàn người Tô Hiểu Mạn lên xe lửa, vị trí ngồi liền kề nhau, Tô Hiểu Mạn và Tạ Minh Đồ chọn cùng loại đều là ghế ngồi cứng, chỗ ngồi vừa hẹp vừa nhỏ, kệ hành lý trên đỉnh đầu nhét đầy đồ đạc, đồng thời bên cạnh chân bọn họ cũng để đầy đồ vật.
Thùng xe lửa vừa nhỏ vừa bí, mỗi một khoang đều mở hết cả cửa sổ, nghe tiếng vang loảng xoảng loảng xoảng bên ngoài, gió thu mát lạnh thổi vào.
Bởi vì đã là giờ chiều, cũng không ai muốn mở miệng nói chuyện nữa cả, trong xe yên tĩnh cực kỳ, Tô Hiểu Mạn cũng không thấy được bóng dáng con gà con vịt nào trên xe cả, bởi vậy cô vẫn không cách nào xác định được vật còn sống có thể mang lên xe lửa hay không?
Không bao lâu sau, cơn buồn ngủ bắt đầu ập đến, Tô Hiểu Mạn ngả đầu ngủ mất.
Ngồi trên ghế ngồi nhỏ hẹp lại cứng như thế, dựa vào lưng ghế ngủ không thoải mái chút nào, thân thể của cô không tự giác được mà ngã nghiêng về phía nguồn nhiệt ấm áp mềm mại bên cạnh.
Tạ Minh Đồ hơi hơi nghiêng đầu, trên vai là trọng lượng của một người khác, anh không hề cảm thấy khó chịu chút nào, thậm chí còn hy vọng cô có thể gần sát thêm chút nữa.
Khương Yến Đường ngồi đối diện thấy Tô Hiểu Mạn ngã vào đầu vai Tạ Minh Đồ, tâm tình vô cùng phức tạp, còn thấy hơi bực bội.
Gương mặt cô gái trắng nõn, mang theo màu phấn như hoa đào mùa xuân, con gái mười tám tuổi cho dù không có phấn thoa lên, cũng xinh đẹp hấp dẫn ánh mắt người khác,
Cô dựa vào vai một người đàn ông khác.
—
Buổi sáng ngày hôm sau mới tới nơi, đoàn người xuống xe hỏi thăm đường, bắt xe vận tải của địa phương cuối cùng cũng tới được công xã Bạch Thạch.
Lúc này không có xe buýt xe khách thoải mái, những phương tiện lui tới ở các con đường nông thôn phần lớn là xe vận tải, lúc nào cần vận chuyển hàng hóa thì sẽ chở hàng hóa sau thùng xe, lúc nào cần chở người thì người cũng phải ngồi ở thùng xe phía sau, trên nóc xe là một mảnh bạt có thể tháo dỡ dễ dàng.
Sau khi tới công xã, người của đội sản xuất lái hai chiếc máy kéo tới đón bọn họ, có hai người tài xế lái xe, một người ba bốn mươi tuổi, gia đình theo nghề thuốc cổ truyền, lúc cười lên vô cùng hiền hậu, vị này hòa ái dễ gần, tiếp đãi người cực kì nhiệt tình.
Một người khác là một ông chú có tướng mạo hơi khó tính, lông mày vừa rậm vừa đen, như là một thanh đao, dưới mũi để lại ria mép, những lúc xụ mặt, có chút không giận mà uy, thoạt nhìn không dễ gần cho lắm.
Ông anh hiền hậu kia nhảy xuống xe trước, chủ động giới thiệu: “Tôi họ Tưởng, tên là Tưởng Trường Giang, gọi tôi là anh Tưởng là được, người này là bác ba nhà họ Chu, Chu Hạ Cường, cứ gọi là Chu tam bá là được.”
Tô Hiểu Mạn và những người khác cũng giới thiệu vài câu.
Vị Chu tam bá kia hình như rất bất mãn với đoàn người bọn họ, không hề chủ động mở miệng nói lời nào với bọn họ cả, ghét bỏ mà “hừ” một tiếng, thổi râu trợn mắt, những người nhát gan chỉ đành im lặng như ve sầu mùa đông.
Là người có mắt đều nhìn ra được Chu Hạ Cường đang tỏ thái độ với bọn họ.
“Lên xe lên xe lên xe!! Chở mọi người qua đó, thư ký đã an bài tốt cả rồi, đi lên đi, mỗi xe ngồi vài người.”
Sau khi lên xe, anh Tưởng mới nhiệt tình giải thích tình huống cho bọn họ.
“Mọi người cũng không phải là nhóm đầu tiên tới đây để học tập, trước đó cũng có vài nhóm người tới đây… Nói là tới để học, nhưng thật ra lại chẳng dụng tâm để ý tí nào, chỉ tới coi như có mà thôi.”
“Trước đó còn có một người, lái hỏng cả máy kéo trong thôn luôn rồi.”
“Làm hỏng rồi mà khẩu khí còn không tốt, hiện tại bác Chu không muốn chào đón người bên ngoài nữa….”
Hóa ra đội sản xuất bọn họ không phải là lứa đầu tiên, đội sản xuất của bọn họ làm rất tốt, tạo thành hình mẫu khiến cho không ít những đội sản xuất khác cũng tới đây học tập, nhân viên tới mấy đợt liền, khó tránh khỏi những lần xích mích, gây ra chút chuyện, người bên này cũng bắt đầu có những cảm xúc khác.
“Tiếp đãi mọi người, năm nay sẽ không để người khác tới đây nữa, việc trong thôn chúng tôi chúng tôi còn chẳng làm xong làm gì còn có thời gian đi tiếp đón người ngoài nữa.”