Vợ yêu quyền lực của vương tổng - Chương 125
Đọc truyện Vợ yêu quyền lực của vương tổng Chương 125 full miễn phí tại ngontinhhay.com.. Cùng tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook, để cập nhật truyện nhanh nhất!
Các bạn đang đọc truyện Vợ Yêu Quyền Lực Của Vương Tổng – Chương 125 miễn phí tại ngontinhhay.com. Hãy tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!
****************************
Vợ Yêu Quyền Lực Của Vương Tổng – Trần Thanh Ngọc (full) mới nhất tại Ngôn Tình Hay
–
Sau khi từ nhà mẹ vợ về, Vương Kiên và Trần Thanh Ngọc lên kế hoạch đi hưởng tuần trăng mật ở trong nước.
Vương Khánh Linh cũng trở lại về Mỹ để tiếp tục việc học, cô đang năm nhất nên có khá nhiều việc phải làm.
Vợ chồng Vương Kiên gửi Vương Quỳnh Trang và Vương Nghiêm cho Chu Thanh Nga, anh không muốn đưa hai con về nhà mình. Khác nào để con gái anh sống trong nước mắt sao? Ở với mẹ vợ anh vẫn tốt hơn.
4h chiều hôm đó, Vương Kiên và Trần Thanh Ngọc có chuyến bay vào thành phố Huế – nơi đầu tiên vợ chồng họ đặt chân tới.
Mất khoảng 1h ngồi trên máy bay, 5hchiều Vương Kiên và Trần Thanh Ngọc có mặt tại sân bay Phú Bài – Phu Bai International Airport ( PBIA), thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Huế là một trong những trung tâm về văn hóa – du lịch, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Những địa danh nổi bật là sông Hương và những di sản để lại của triều đại phong kiến, Thành phố có năm danh hiệu UNESCO ở Việt Nam: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn và Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Ngoài ra, Huế còn là một trong những địa phương có di sản hát bài chòi đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Văn hóa Huế được tạo nên bởi sự đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện rất phong phú trên nhiều lĩnh vực như: văn học, âm nhạc, sân khấu, mỹ thuật, phong tục tập quán, lễ hội, lề lối ứng xử, ăn – mặc – ở, phong cách giao tiếp, phong cách sống,..
Huế còn được gọi là Đất Thần Kinh hay Xứ thơ, là một trong những thành phố được nhắc tới nhiều trong thơ văn và âm nhạc Việt Nam vì nét lãng mạn và thơ mộng..
Kiến trúc ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại… Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử – văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa.
Một loại hình kiến trúc dân gian độc đáo ở Huế là nhà rường xứ Huế, với những cột, kèo chống hoàn toàn làm từ gỗ, với những nét chạm trổ, vào mộng cực kỳ tinh xảo và khéo léo. Hiện còn khoảng trên dưới 100 nhà rường.
Âm nhạc và nghệ thuật Huế mang đậm nét lịch sử, cổ kính. Tiêu biểu là nhã nhạc cung đình, vũ khúc cung đình, nghệ thuật tuồng, Ca Huế, các lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian, thiên nhiên đa dạng phong phú, kiến trúc cổ cùng các ngôi chùa lớn nhỏ.
Vương Kiên và Trần Thanh Ngọc đi thăm các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được lưu giữ hàng nghìn năm.
Huế có nhiều di tích lịch sử đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Dọc theo sông Hương từ Huế còn vô số các di tích khác, bao gồm cả những lăng mộ của một số hoàng đế, trong đó có Minh Mạng, Khải Định và Tự Đức. Một ngôi chùa của Huế là chùa Thiên Mụ, ngôi chùa lớn nhất ở Huế và là biểu tượng chính thức của thành phố.
Một số tòa nhà kiểu Pháp nằm dọc theo bờ phía nam của sông Hương. Trong số đó là Trường Quốc học và Trường Hai Bà Trưng, là các trường trung học phổ thông lâu đời nhất ở Việt Nam, khách sạn Saigon Morin, một trong những khách sạn lâu đời nhất Việt Nam.
Viện bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế nằm ở số 3 đường Lê Trực cũng trưng bày một bộ sưu tập các hiện vật khác nhau từ thành phố.
Ngoài những điểm thu hút du lịch khác nhau tại Huế, thành phố cũng cung cấp một vùng đất rộng lớn cho khu phi quân sự, nằm cách khoảng 70 km (43 dặm) về phía bắc, cho thiết lập các thiết bị chiến đấu khác nhau như The Rockpile, Căn cứ Khe Sanh hay Địa đạo Vịnh Mốc.
Tối đến, hai vợ chồng cùng nhau đi chợ đêm. Thưởng thức các món ăn đường phố, không phải là sơn hào hải vị nhưng rất ngon. 11h, anh đưa cô về khách sạn nghỉ ngơi.
Sau một khoảng thời gian dạo chơi ở xứ Huế, anh quyết định đưa cô đến Đà Nẵng. Thành phố này được mệnh danh là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam.
Cầu Vàng (Golden Bridge) tại Sun World Bà Nà Hills là cây cầu được báo chí nhiều nước trên thế giới quan tâm và đạt nhiều giải thưởng quốc tế, tạo nên cơn sốt du lịch ” Check in cầu Vàng “.
Phía đông bắc là bán đảo Sơn Trà với 400 ha rừng nguyên sinh gồm nhiều động thực vật phong phú. Phía đông nam là danh thắng Ngũ Hành Sơn. Trên địa bàn thành phố còn có một hệ thống các đình, chùa, miếu theo kiến trúc Á Đông, các nhà thờ theo kiến trúc phương Tây như Nhà thờ chính toà Đà Nẵng, các bảo tàng mà tiêu biểu nhất là Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm. Đây là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam. Ngoài ra thành phố còn được bao bọc bởi ba Di sản Văn hóa Thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là Vườn Quốc gia Bạch Mã và Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
Anh đưa cô đi đến từng nơi một, đi đến từng nơi là từng khoảnh khắc đẹp của hai người. Dạo chơi khoảng một tuần, anh đưa cô trở về Hà Nội.