Việt hùng diễn nghĩa - Chương 71
Đọc truyện Việt hùng diễn nghĩa Chương 71 full miễn phí tại ngontinhhay.com.. Cùng tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook, để cập nhật truyện nhanh nhất!
Các bạn đang đọc truyện Việt Hùng Diễn Nghĩa – Chương 71 miễn phí tại ngontinhhay.com. Hãy tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!
****************************
Việt Hùng Diễn Nghĩa – Tiểu Lão Nhân mới nhất tại Ngôn Tình Hay
Cảm ơn vYJMw02016, Huutuan và Nguyễn Thiên đề cử!
Cảm ơn Nguyễn Thiên tặng quà!
“Heres to the crazy ones.
The misfits.
The rebels.
The troublemakers.
The round pegs in the square holes.
The ones who see things differently.
Theyre not fond of rules.
And they have no respect for the status quo.
You can quote them, disagree with them, glorify or vilify them.
About the only thing you cant do
Is ignore them.
…”
– Apple ad (Aired 1997)
“Dành cho những kẻ điên rồ.
Những kẻ lạc loài.
Những kẻ nổi loạn.
Những kẻ rắc rối.
Những miếng ghép hình tròn trong cái lỗ hình vuông.
Những người có thế giới quan khác biệt.
Họ không ưa khuôn luật.
Và họ cũng chẵng chịu phục trước những định kiến bất biến.
Bạn có thể trích dẫn lời nói của họ, bác bỏ quan điểm của họ, vinh danh hoặc bêu xấu họ.
Chỉ có một thứ bạn không thể làm đó là
Lờ đi họ.
…”
– Quảng cáo của Apple (lên sóng năm 1997)
Quote=162 chữ
– ————
(P/s: chương này viết hoa Bình Dân, Hàn Môn và Thế Gia là để giải thích định danh chữ chả phải tôn trọng đặc biệt gì đâu)
Triều Hán lấy Thế Gia làm đầu thiên hạ, bất kể là Bình Dân hay Hàn Môn nếu như không đi cửa Thế Gia thì muôn đời cũng không có chỗ đứng trên điện rồng.
Sự bất cập trong giai cấp ấy không chỉ hiển hiện ở trong từ ‘Thế Gia’, tức gia tộc có vị thế, có ưu thế, năm giữ đại thế, …
Mà nó còn áp lên cả hai từ Bình Dân và Hàn Môn.
Bình Dân và Hàn Môn ở đây chã liên quan gì tới dân chúng cùng khổ chân lắm tay bùn cả.
Bình trong Bình Dân không phải bao quát tất cả mọi người, không phải nêu ra quyền bình đẳng của con người, ….
Chữ ‘Bình’ trong ý nghĩ của Thế Gia nho đảng chỉ được áp dụng cho người có học, nhưng phải là học thứ tư tưởng mà Thế Gia đề ra, chứ không phải ‘bách gia’ hay ‘văn hóa tộc khác’, bởi theo Thế Gia thì đó đều là mạt hạng, là man rợ, là kém văn minh.
Tương tự, Hàn trong Hàn Môn cũng không phải chỉ nghèo tiền nghèo bạc, mà là chỉ sự ‘thiếu thốn’ về ‘đức độ’, về ‘danh vọng’, về ‘văn hóa học thức’, hay có thể hiểu rằng nếu con cháu Thế Gia là học trò chính thức thì con cháu Hàn Môn chỉ là thư đồng bồi đọc.
Nói nôm na chính là nhà giàu mới nổi hoặc những Thế Gia đã suy sụp, những môn phái có truyền thừa ngắn ngủi hoặc đứt quãng không trọn vẹn, hay những gia đình có tiền có bạc nhưng thiếu khuyết danh vọng, thiếu khuyết uy tín trong triều đình và nho lâm.
Với tầm nhìn bị hạn chế bởi thời cuộc và tư tưởng cổ hủ, ngu dân do Thế Gia tạo ra thì Bình Dân Hàn Môn không thể không bám vào Thế Gia mà sống.
Cho nên từ định nghĩa ban đầu của Thế Gia thì Bình Dân và Hàn Môn không phải là lực lượng đối lập với Thế Gia, …
Mà là những kẻ theo đuôi, những tay sai, những dê thế mạng, những lính lác dưới trướng Thế Gia, chỉ nhằm mục đích cũng cố quyền lực cho Thế Gia, thậm chí hỗ trợ Thế Gia kiềm chế Hoàng Quyền.
Cho nên mới có câu ‘Nhữ Nam Viên thị cố lại thiên hạ’, tức là quan lại trong thiên hạ phần lớn đều từng là hoặc đang là những Bình Dân Hàn Môn dưới trướng nhà họ Viên.
Thế nhưng cùng với sự kéo dài trôi hàng trăm năm của dòng sông lịch sử với biết bao ngọn sóng khi thăng khi trầm, lúc thông hôn lúc kết giao, rồi thù hằn rồi tranh đấu, …
Có Bình Dân Hàn Môn bộc lộ tài năng xuất chúng, lại hợp thời hợp thế bám vào Hoàng Quyền, hoặc may mắn tìm được đường khác, mở lối đi riêng, từ đó vươn mình thoát khỏi sự kiềm kẹp của Thế Gia, …
Loại này bao quát phần lớn Thế Gia phương nam, mặc dù tự xưng là Thế Gia nhưng bởi vì xuất thân thương nghiệp, thủ công, …, không phải Trung Nguyên chính thống,
Nên vẫn bị chân chính Thế Gia Trung Nguyên cho là cửu lưu mạt hạng, thậm chí man di mọi rỡ, bởi vì thường xuyên thông hôn với người bản địa như Sở, Việt, Thục, Ba, Di, Lê, …
Cũng bao quát luôn Thái Nguyên Vương thị, Trác Huyền Lư thị, Trần Lưu Thái thị, vân vân, cũng nằm ở lằn ranh Hàn Môn-Thế Gia,
Trong đó Vương thị đại diện cho việc thành công bám víu lên Thế Gia lớn, Lư thị đại diện cho sự nâng đỡ của Hoàng Quyền, Thái thị đại diện cho danh vọng trong văn đàn học thức.
Ngoài ra còn có các gia tộc quân võ quan Tây, tiêu biểu như An Định Hoàng Phủ thị, mặc dù về quyền lên tiếng nơi triều đường thì yếu hơn hẵn Thế Gia quan Đông nhưng bởi vì nhiều đời ra danh tướng, được coi là tấm khiên vững chắc của cả Hán triều chống lại người Hồ, hoặc là thanh kiếm đàn áp nông dân, thuộc địa, dẫn đến Thế Gia và Hoàng Quyền cũng cực kỳ ưu ái, thậm chí tranh nhau mời mọc những gia tộc quân võ Hàn Môn này về dưới trướng.
Có Bình Dân Hàn Môn nổi lên, tự nhiên cũng có Thế Gia Hào Tộc chìm xuống.
Không phải vì quy luật tự nhiên trời đất,
Mà đơn giản là vì triều Đông Hán vốn chỉ là cái ao nhỏ xíu, lại dậm chân tại chổ suốt trăm năm, đã không phát triễn bao nhiêu còn từ từ suy mạt, tự nhiên không đủ nước cho càng nhiều Thế Gia.
Những Thế Gia sa cơ lỡ vận thường thường sẽ bị Thế Gia khác từ bỏ, thậm chí xâu xé, dẫn đến không gượng dậy nổi, rồi dần dần suy sụp đến trở thành một bộ phận của Bình Dân Hàn Môn, …
Ví như Lỗ quốc Khổng thị, Tề quốc Mạnh thị, ngoài mặt thì mang danh Thế Gia, nhưng chỉ có nội tình văn hóa, lại không có lực lượng quyền lực thực sự, mặt ngoài trát vàng không kém Thế Gia lớn như Viên thị, Dương thị, nhưng lực lượng thực tế còn không bằng Kinh Châu Hoàng thị, Hoài Nam Chu thị.
Lại ví như Trung Sơn Chân thị, từ xưng hùng Hà Bắc, nhất nhì Nho đảng đến nay đã rớt xuống làm mạt hạng thương môn, mặc dù giàu thì có giàu nhưng trong nhà không có lấy một huyện lệnh chứ chớ nói đến quan to hiển tước.
Hoặc thê thảm như Đậu thị, nhiều đời sản sinh ra hoàng hậu, từng là Thế Gia kiêm Ngoại Thích số 1 thiên hạ, kết quả bây giờ chỉ còn loe nghoe mấy trăm người sống tạm ở Giao Châu dưới sự bảo bọc của Sĩ Nhiếp, một Hàn Môn bản địa từng nhận chút ơn huệ của Đậu thị.
Kỳ hoa nhất là nằm ngoài hai loại được thua, khôn sống, yếu chết kể trên thì còn có một loại thứ 3.
Đó là những Thế Gia đi ngược với số đông, thay vì khư khư bảo vệ địa vị của mình, thì lại lựa chọn buông bỏ hàng rào giai cấp, khuyên dạy con em mình kết thân bình đẳng với Bình Dân Hàn Môn, hết lòng ủng hộ Bình Dân Hàn Môn trên triều đường.
Tiêu biểu nhất trong này phải kể đến Toánh Xuyên (Dĩnh Xuyên) Tuân thị.
Nho lâm từng có câu rằng
“Lạc Dương là trung tâm của thiên hạ, Toánh Xuyên là cái bệ của Lạc Dương”.
(P/s: chém, khỏi google)
Toánh Xuyên là không chỉ là quận lớn của Dự Châu, nơi giao nhau của 3 châu Trung Nguyên là Tư, Dự, Duyện, mà Toánh Xuyên còn là cầu nối giữa vùng kinh kỳ Tư Lệ và đất tổ của Đông Hán là quận Nam Dương, nơi Lưu Tú dựng nghiệp ban sơ.
Bởi vì yếu tố địa lý này, cho nên từ khi Lưu Tú vừa mới Trung Hưng Hán tộ thì đã có không ít quan lại quyền quý, Thế Gia hào môn tụ tập tại Toánh Xuyên, cốt là mong con cháu đời sau có thể hưởng ‘nắng ấm’.
(P/s: nôm na là đầu cơ bất động sản)
Cũng bởi thế nên các đời anh kiệt Toánh Xuyên vào triều làm quan rất nhiều, để cho công danh hiển tước, vinh hoa phú quý tụ tập nơi đây, xứng danh là một trong những cường quận đứng đầu Hán triều về lĩnh vực văn hóa, quyền bính, và tiếng vọng trong nho lâm.
Ở Toánh Xuyên đâu đâu cũng thấy nhà cao cửa rộng hào khí, trang viên vườn tược tao nhã, mặc cho thiên hạ hiện tại đói rét đau khổ ra sao thì trên những nẽo đường phố thị của Toánh Xuyên vẫn chủ yếu bắt gặp văn nhân nho sĩ, kẻ phú người quý, thay vì những bàn chân đất, những manh áo rách, những bụng ốm đói và những mặt bần hàn.
Tuân thị phát tích từ Tề Lỗ, tổ tiên là đại học giả thời chiến quốc, Tuân Huống, mặc dù xuất phát điểm là Nho nhưng kiêm học Bách Gia, bao quát Mặc, Đạo, Danh, Pháp.
Bởi vì các đời tổ tiên nhà họ Tuân đều khá là thức thời, mỗi khi gặp cơn nguy biến đều tiến hành ‘chia trứng nhiều rổ’, đem con cháu rãi khắp các thế lực, nhờ vậy mà bảo toàn được gia học đến ngày nay.
Toánh Xuyên Tuân thị chính là đời sau của chi nhánh đầu phục vào Lưu Tú ngày trước, dựng nhà tại đất này chỉ hơn trăm năm nhưng học vấn gia truyền lại có bề dày 4, 5 trăm năm.
Do đó, không giống với đại đa số Thế Gia Nho đảng Trung Nguyên hiện giờ, cổ xúy học thuyết ‘thiên mệnh’ của Đổng Trọng Thư, chăm chăm vào quyền lợi của tầng lớp mình,
Tuân thị giữ cho mình ngọn cờ riêng, giống như Tề Lỗ Khổng thị, Mạnh thị.
Gia học Tuân thị nghiêng về xử lý hiện thực thay vì thuyết giảng đạo lý, áp dụng pháp trị ngay ngắn thay vì bám víu vào lễ nghĩa, thậm chí có thể tạm thời từ bỏ một số nguyên tắc cơ bản của Nho học để đạt thành hiệu quả cuối cùng.
Tuân gia thế hệ trước xuất hiện 8 vị tài tuấn, học thức uyên thâm, quen biết rộng rãi trong bầy Hàn Môn được Nho lâm xưng là ‘Tuân thị bát long’, chỉ là không có một người nào trong bát long giỏi về luồn lách trên chính trường, tất cả đều kết thúc sự vụ ở chức Quận thủ hoặc Quốc tướng.
(P/s: Quận = Quốc, nhưng quốc trên danh nghĩa thuộc về quốc hầu/ quốc công/ quốc vương, chức quốc tướng là dùng để cai trị sự việc trong quốc và báo cáo với triều đình như Thái Thú cấp quận, nhưng ngoài bị triều đình quản chế thì còn bị chư hầu ở quốc ảnh hưởng)
Hiện tại thì bát long đã có 7 con nhắm mắt, chỉ còn 1 người, đó là Tuân Sảng, cũng là gia chủ hiện tại của nhà họ Tuân.
Vào thời Lưu Chí thì Tuân Sảng từng đại diện Tuân gia tham dự vào sự kiện đảng đấu giữa Thế Gia và Hoàng Quyền.
Sự kiện đảng đấu khi ấy liên lụy rất rộng, hậu quả cũng chẵng tốt đẹp gì, cả hai phe đều đầu rơi máu chảy khắp nơi, điều duy nhất khác với hiện tại là chưa có Thái Bình đạo, Thế Gia cũng chưa tích xúc được nhiều lực lượng như hiện giờ, nên chỉ là nội đấu trong triều đình, chưa phát triễn thành binh biến, chiến loạn.
Tuân Sảng xem như an toàn lui thân, trong khi rất nhiều đồng chí bị giám trảm cả nhà thì Tuân Sảng chỉ bị bãi bỏ hết chức vụ, thảnh thơi về vườn quản lý gia sự.
Nhưng cũng nhờ đó mà rãnh tay bồi dưỡng những anh tài mới của nhà họ Tuân.
“Hiền sĩ quốc gia, vạn dân tiếng vọng!
Các ngươi cảm thấy câu này như thế nào?”
– Tuân Sảng ngồi bên văn án, vuốt vuốt chòm râu dài đã lấm tấm bạc, hướng cặp mắt tinh anh sáng rõ chan chứa hy vọng của mình về phía bầy thanh niên trước mặt.
Tính ra thì Tuân Sảng còn lớn hơn nửa lứa so với đám người Thái Ung, Lư Thực, Chu Cảnh, Hoàng Uyển, Viên Phùng, song nhờ vào hạ cánh về hưu sớm, đến nay đã có 13-14 năm ẩn dật, an nhàn, thế nên thần thái và vẻ bề ngoài còn trẻ hơn mấy người kia nhiều.
Một thanh niên mày kiếm, khôi ngô cao lớn, đầu nhô hẳn ra khỏi đám người, trước hết mở miệng, lời tựa kiếm phong:
“Thưa thúc công!
Lời này nghe như chiêu gọi danh vọng cho người, nhưng xét theo hoàn cảnh thì không khác gì nâng cao để giết.
Cháu khi ấy vừa lúc có mặt, cảm thấy Khổng Văn Cử là thực tâm trợ uy cho Hoàng Hùng, chỉ là thông minh quá bị thông minh hại, ngược lại khiến cho Hoàng Hùng trở thành mục tiêu công kích của các gia tộc lớn”
Tuân Sảng gật đầu nhìn thẳng thanh niên mày kiếm kia nói:
“Du nhi nhận xét không sai!
Khổng Văn Cử từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, đáng tiếc gia trưởng trong nhà mất sớm, không có người hướng dẫn, thế nên đến giờ đã qua 30 mà vẫn khí thịnh cương thẳng”
Sau đó quay sang nói với mọi người:
“Các ngươi cũng đều là người tài năng xuất chúng.
Phải nhớ rằng kiếm giấu trong bao mới sắc được lâu, bảo kiếm phơi mưa sớm muộn cũng hoen gỉ.
Chớ học Khổng Văn Cử”
“Cẩn tuân lời dạy của thúc công/ thúc thúc/ ông nội/ gia chủ”
Tuân Sảng vuốt râu gật đầu:
“Trước không nói Khổng Văn Cử.
Ta muốn nghe các ngươi nói về Hoàng Hùng”
Một thanh niên mặt mày trắng bóc, trang diện đơn giản nhưng quý khí mười phần, mở miệng ôn tồn nói:
“Thưa thúc thúc!
Một kỳ văn hội không có gì đáng kể.
Thơ văn nhạc họa không phải lực lượng thực sự.
Theo cháu thấy thì những lời nhận xét của Khổng Văn Cử hoàn toàn không thực tế.
Hoàng Hùng có thể trở thành quốc gia hiền sĩ được hay không phải nhìn Kinh Châu Hoàng thị phát triển như thế nào.
Hoàng thị mấy năm nay làm lớn, có người gọi là Giang Nam đầu lĩnh, thanh thế rất lớn.
Nhưng quy chế của Giang Nam 3 minh hội quá mức cởi mở, quá mức lõng lẽo, mặc dù thuận lợi cho phát triễn, lại khó tránh khỏi yêu ma quỷ quyệt quấy phá.
Vị thế của Hoàng thị không ổn định.
Nhận xét ‘quốc gia hiền sĩ’ này khó mà đạt thành.
Về phần ‘vạn dân tiếng vọng’ thì đơn thuần là nói khoác, Khổng Văn Cử không đại diện được cho vạn dân, Hoàng Hùng cũng không đại diện được cho vạn dân”
Tuân Sảng nheo mắt thâm thúy nhìn thanh niên nọ, vân vê sợi râu suy nghĩ một hồi mới nhận xét:
“Kham nhi nhìn nhận sự việc thực tế là tốt.
Chỉ là theo ta thì ngươi quá để tâm vào căn cơ thế lực.
Phải biết rằng bậc vĩ nhân làm đại sự xưa này phần lớn bắt nguồn từ nơi nhỏ yếu.
Cao Đế ngày trước vốn chỉ là đình trưởng, con dân phía dưới không tới ngàn người, tướng tá dưới tay đều là giang hồ du đãng.
Quang Vũ bắt đầu chỉ là con thứ, mặc dù là hoàng thân nhưng trong nhà chẵng có ai giữ chức quan cao hơn Huyện Lệnh.
Về phần ‘tiếng vọng vạn dân’ thì khó mà nói được, nhưng cũng không thể nói chắc phủ định, cần phải nhịn hành động thực tế.
Chí ít đến giờ thì Hồng Nghĩa đường và Phu Văn lâu cũng xây dựng được hình tượng khá tốt trong dân chúng”
Tuân Kham nhiếu mày suy tư, xem chừng không quá đồng ý với Tuân Sảng nhưng cũng cuối đầu biểu đạt mình sẽ xem xét lại.
Tuân Sảng xưa nay không hạn chế khác biệt, cho rằng mỗi người có kiến giải riêng, chưa biết ai hơn được ai, mặc dù nhận ra Tuân Kham không đồng lòng nhưng Tuân Sảng cũng chẵng lôi thôi chuyện này.
Ông quay sang hỏi một thanh niên bình dị đang cuối đầu chăm chú đọc quyển tre trước mặt:
“Úc nhi!
Ngươi đọc lấy đọc để.
Đọc ra được gì rồi?”
Tuân Úc ngẫng mặt lên, lễ phép đáp:
“Thưa thúc thúc!
Cháu hy vọng có thể đi phương nam du lịch một phen”
Tuân Sảng nhướng mày, mở to mắt ngạc nhiên hỏi:
“Vì sao không trực tiếp đi tìm tác giả bài thơ?”
Tuân Úc cười nói:
“Hai cặp mắt rồng và trăm cặp mắt ngọc nhìn chằm chằm.
Quá bất tiện.
Cháu muôn đi phương nam nhìn xem thơ này là phản ánh hiện thực hay chỉ đơn thuần là làm ra cho người nào đó xem”
Tuân Sảng nãy giờ mới nghe được một lời ưng ý nhất, cười mĩm gật đầu nhấp ngụm trà, sau đó phất tay giải tán đám người.
Những người chưa kịp biểu hiện tiếc nuối không thôi, về phần Tuân Du, Tuân Kham và Tuân Úc thì tãn ra mỗi người một hướng.
Tuân Du về nhà luyện kiếm một mình, ở bên có thư đồng niệm thơ sách, toàn bộ đều là những bài thơ văn mà Hoàng Hùng làm trong kỳ văn hội vừa rồi.
Tuân Kham đi chi nhánh Hoàng Lạc lâu nơi có đám bạn bè cùng vai vế như anh em Tân thị, Trần thị, Triệu thị, … đều đang tán phét những chuyện thời sự vừa qua.
Tuân Úc cùng với thư đồng thu xếp hành lý, chuẫn bị xuôi nam, nơi hắn sẽ gặp mặt rất nhiều người có cùng chung ý tưởng, tương đồng chí hướng.
Có lẽ chính Hoàng Hùng và Hoàng Thừa Ngạn cũng không ngờ rằng mấy bài thơ xuông lại có thể tạo ra hiệu quả lớn đến như vậy.
Phải biết rằng xưa nay đều là người phương nam lên bắc, chứ người phương bắc thì trừ khi sa cơ lỡ vận nếu không hầu như chẵng thèm ngó ngàng mảnh đất phương nam này.
Đương nhiên, hiệu ứng này không thể hoàn toàn kể công cho mấy câu mấy chữ văn vần, có chăng thì nó chỉ là một lời nhắc nhở mà thôi.
Cái chính là từ mấy năm nay thì phương nam đã phát triễn giàu mạnh hơn bao giờ hết, tựa như một con thuyền biển vững chãi băng băng.
Các Thế Gia còn chưa chú ý đến con thuyền lao nhanh ấy đều là do tư duy cố thủ, định kiến chấp nhất mà thôi.
Dịp văn hội vừa rồi nói cho cùng thì cũng chỉ đánh thức được một vài trí giả theo trường phái lập luận khách quan như Tuân Sảng, Khổng Dung, cùng với những người trẻ tuổi nhiệt huyết thực sự như Hồ Chiêu, Từ Thứ, Tuân Úc thôi.
Về phần Trần Lâm thì Quãng Lăng Trần thị chính là chi nhánh thương mậu của Hạ Bì Trần thị, hoạt động thương mại trãi rộng Hoài Nam, Hoài Bắc, Dự, Từ, Dương.
Tính ra thì Trần Lâm còn từng có lần cùng gia trưởng trong nhà đi tham dự hội nghị thường niên của Giang Nam 3 minh hội nữa.