Việt hùng diễn nghĩa - Chương 40
Đọc truyện Việt hùng diễn nghĩa Chương 40 full miễn phí tại ngontinhhay.com.. Cùng tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook, để cập nhật truyện nhanh nhất!
Các bạn đang đọc truyện Việt Hùng Diễn Nghĩa – Chương 40 miễn phí tại ngontinhhay.com. Hãy tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!
****************************
Việt Hùng Diễn Nghĩa – Tiểu Lão Nhân mới nhất tại Ngôn Tình Hay
Cảm ơn đề cử của Quân Thượng và vYJMw02016 nhá!
Chương còn lại tối khoảng 8-9h hoàn thành.
Lười cho lắm đuổi tiến độ muốn xịt khói.
– 900 chữ P/s
“If you see the wonder of a fairy tale,
You can take the future even if you fail”
– Lời bài hát “I have a dream” do Björn Ulvaeus và Benny Andersson sáng tác.
(P/s: Xin không dịch vì
Thứ nhất là bài này quá nổi tiếng rồi,
Thứ hai là vì mỗi người có thể hiểu ‘take the future’ theo một hướng khác nhau)
Một ngày mới lại bắt đầu,
Sâu thẳm trong lòng dạ mênh mông bát ngát của mẹ đại dương, một hình hài trứng mỏng hồng đỏ đội nước đẩy sóng mà ra, cười tỏa nắng chào đời, một cuộc đời gần như vô tận.
Từ ngọn đồi cao cao nhìn xuống, một thân hình bé nhỏ đang huơ chân múa tay trên bãi cát trắng,
Từng đường thế chậm rãi nhịp nhàng nhìn như giản đơn nhưng trong mắt cao nhân chân chính lại in hình biển cả, ẩn chứa biến hóa vô biên, uy lực nội liễm,
Từng hơi thở ôn nhẹ như không hòa quyện vào sóng gió mây trời tựa như cầu nối vô hình gắn kết sinh linh bé bỏng với vũ trụ bao la vô tận, kỳ vĩ mà bao dung.
Ngộ đạo!
Đó là khi thiên thời, địa lợi, và nhân hòa hội tụ với nhau trong một khoảnh khắc dịu kỳ,
Không chỉ đơn thuần là con người học hỏi trời đất để hoàn thiện và phát triển tự mình,
Mà còn là trời đất mượn nhờ sức sáng tạo của con người để sản sinh ra những điều mới mẽ, làm quy tắc của thế giới càng thêm vững chắc, tiềm lực của thế giới càng thêm lớn mạnh.
“Haizz! Đáng tiếc a, là võ đạo.
Nếu như là văn đạo thì tốt rồi!”
– Một vị lão nho đầu bạc nhìn cảnh này thổn thức, tâm trạng mừng vui xen lẫn tiếc nuối.
Vui vì sống mấy chục năm cuộc đời cuối cùng cũng chứng kiến được trạng thái trong truyền thuyết cổ thư, khi tinh-khí-thần của con người hòa hợp với thiên nhiên, cảm ngộ quy luật đất trời.
Tiếc vì người đang ngộ đạo đang nằm trong trạng thái luyện võ, lẽ dĩ nhiên, ích lợi cũng nghiêng nhiều hơn về phần võ thay vì phần văn mà lão nho đã theo đuổi hơn nửa đời người.
“Hủ nho!
Võ đạo thì thế nào?!
Công tử nhà ta thiên tư tuyệt luân.
Trăm sông đổ về một biển”
“Thất phu.
Văn là văn, võ là võ.
Sao có thể nói nhập làm một”
“Đó là bởi ngươi cùi …”
“Bớt nhao nhao đi”
– Ngô Hai bịt mồm Đinh Ba lại, đồng thời cúi đầu tạ lỗi với vị lão nho.
Ở phía đối diện, một thư sinh mặt vuông, vóc dáng cao lớn, đầu buộc khăn đen, cũng vừa khuyên thầy mình hạ hỏa, vừa cười đáp lễ với Ngô Hai.
Đến khổ, Đinh Ba bình thường làm người có chút trầm tính, thế nhưng không hiểu sao gặp được vị tiên sinh này lại khắc khẩu như thế, mới quen không được 3 ngày mà mỗi ngày lại đánh võ mồm 5-7 trận.
Cát Kiệt cũng chẵng phải tay vừa, tài cán chẵng có bao nhiêu nhưng rất thích săm soi người khác, trong mắt không lọt được hạt cát, cả ngày tiếc cái này, đau cái nọ, buồn thương cái kia, nhưng chả làm gì thực tế có ích cả.
Cũng may là tuy mang tính xấu của hủ nho nhưng còn chưa bị lụy Hán, tâm hồn Cát Kiết vẫn hướng về dân tộc, trong tim còn chảy dòng máu Lạc Hồng.
Bởi thế nên mới giáo dục ra được một học trò như Trương Khinh, chính là một thanh niên thư sinh có thân hình hộ pháp nhà Phật cùng trí tuệ dung dị mà cao khoát của bậc đắc đạo.
Hai thầy trò này đến từ Nhật Nam, từ năm ngoái nghe tin Bạch Vân tiên sinh cùng bầy môn sinh chu du thiên hạ thì đã nảy lòng muốn đi theo.
Trằn trọc mãi đến ngày giổ tổ mới có cơ duyên gặp được, sau đó liền cùng đồng hành với nhau.
Nói thật thì ban đầu Hoàng Hùng không quá nguyện ý để hai thầy trò Kiệt-Khinh theo cùng.
Hoàng Hùng xưa nay yêu thích kết giao khắp nơi, tôn chỉ là tất cả đều là đồng minh của mình thì thiên hạ vô địch, nhưng cũng phải nhìn trường hợp.
Chuyến hành trình lần này nói là du lịch thiên hạ, học hỏi bốn phương,
Nhưng mục đích chân chính là bí mật liên lạc với các tộc Bách Việt,
Nếu để nhiều người biết, ngộ nhỡ không giữ mồm giữ miệng thì phiền phức nguy hiểm vô tận, không chỉ cho mình mà cho cả tộc.
Có điều Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng hai thầy trò này nói chuyện trời đất một hồi lại quay ra thuyết phục Hoàng Hùng đồng ý cho họ theo cùng.
Lý do là gì thì Ngô Hai không được biết bởi Hoàng Hùng chỉ nói là đến thời điểm khắc sẽ biết.
Khi ấy Ngô Hai sờ mãi không thấy tóc nên cũng lười quan tâm, không đoán ra vậy thì đành đợi cái ‘thời điểm’ đó đến đi.
Nói đến ‘thời điểm’, hôm nay sẽ bước vào đất Hợp Phố, chẵng mấy chốc sẽ gặp mặt Tây Âu Vu Vương.
‘Không biết tiếp sau đây sẽ như thế nào.
Hy vọng công tử và tiên sinh có thể ứng phó được’
– Ngô Hai lo lắng.
Cũng phải thôi, ngay từ khi rời khỏi Trường Sa lên đường vê quê thì đã xác định là việc thuyết phục các tộc đoàn kết lại với nhau không hề dễ dàng rồi mà.
Nếu không phải có nhiều điều may mắn trùng hợp,
Tiêu biểu như tiên tổ báo mộng dẫn đường đến động tiên nhận truyền thừa bảo vật, hay như vô tình ‘hốt’ được Chu Phù,
Cộng thêm điều kiện sẵn có mà các thế hệ Nam Việt Vu Vương để lại ra trong việc gắn kết dân tộc như các bia đồng ở đền Ngọc Lâm, và việc tổ chức lễ giổ tổ thường niên,
Lại có Bạch Vân tiên sinh và công tử mưu trí sâu xa, ứng biến xuất thần, trước là tạm hoãn việc khó nhằn không bức thiết là xây dựng liên minh quân chính, mà chuyển sang liên minh kinh tế, sau là dùng ‘miệng lưỡi dẽo quẹo’ ngoạm hết cả 54 Lang đạo không nhả, rồi ‘dụ hoặc’ luôn cả đám ‘đi bụi’ trở thành ‘dẫn đường đảng’,
Thì chỉ sợ là đến cộng đồng Môn Việt thuần phác nề nếp cha ông và các gia tộc con cháu anh hùng Việt bị ép Hán hóa cũng khó mà đồng tình nắm tay với nhau chớ nói chi đến bước đường hiện tại.
Nghĩ đến hình ảnh Triệu Thị Thục và Triệu Màn Trù vừa bước lên thuyền vừa lườm lườm nhau khắc khẩu y như hai người Cát Kiệt-Đinh Ba hiện giờ khiến Ngô Hai đột nhiên bật cười.
Có điều tâm trạng của hắn lại rất nhanh hạ thấp theo dòng suy nghĩ mới.
Sắp tới cần phải giao lưu với Âu Việt, Sơn Việt, Mân Việt, Thủy Việt.
Những điều kiện thiên thời-địa lợi-nhân hòa đã bắt đầu thiếu trước hụt sau.
Trước nói Âu Việt,
Dựa theo cước trình thì hôm nay bọn họ sẽ đến Hợp Phố, thế nhưng đến giờ còn chưa biết Đồng Trụ cốc nằm ở chốn nào, ngoại trừ suy đoán mang máng là ở núi rừng Hợp Phố-Thương Ngô.
Nhưng Hợp Phố và Thương Ngô là hai quận, hơn nữa là hai quận lớn, bự gấp 2-3 lần so với đơn vị quận nơi đất chật người đông Trung Nguyên.
Huống hồ cốc Đồng Trụ chính là nơi tổ tiên của tộc Âu Việt tình cờ phát hiện ra trụ đồng Mã Viện khi đang trên hành trình tìm kiếm động tiên lưu giữ truyền thừa của Thạch Thần Cao Lỗ.
Ngày trước Mã Viện cắm trụ trấn yểm dân ta chắc chắn đã chọn một nơi bí mật khó dò chứ nếu để khơi khơi giữa đường cái quan thì mấy đứa con nít vạch quần bắn nước thánh vào cũng đủ để tịnh hóa cái trụ ấy.
(P/s: Nghe đồn rằng từng có cầu bê tông cốt thép bị nước đấy bại sập, không biết thật không.
Nhưng tác chắc chắn là đồng và sắt sẽ bị ăn mòn)
– ————
Hoàn toàn trái trược với những lo lắng của Ngô Hai.
Đầu giờ chiều hôm ấy, ngay khi đoàn người vừa bước vào địa phận Hợp Phố thì đã được gặp được đội đón tiếp nhiệt thành của cốc Đồng Trụ, hay nói cho đúng là rừng Gươm theo sự nhắc nhở chỉnh sửa của Hoàng Hùng trước khi hai bên gặp mặt đễ đỡ mất lòng nhau.
Vì sao Hoàng Hùng biết người Âu Việt ưa thích gọi là rừng Gươm hơn cốc Đồng Trụ?
Bởi vì đây không phải lần đầu tiên Hoàng Hùng tiếp xúc với Cao Phùng, người dẫn đầu đội đón tiếp của rừng Gươm, cũng là cháu họ kiêm trợ thủ đắc lực của Tây Âu Vu Vương đương nhiệm.
Đầu đuôi chuyện này phải quay lại thời điểm lễ giổ tổ đang diễn ra.
Cũng giống như bao người con tộc Việt khác, đồng bào Âu Việt, Mân Việt, Sơn Việt, Thủy Việt cũng cử đoàn đại diện đến tham dự bái tổ.
Đương nhiên là quyền lực và thái độ của 4 phái đoàn này sẽ không được trọn vẹn như đoàn sứ giả của hội đồng Môn Lang bởi họ đâu có biết về liên minh mậu dịch đang được xây dựng.
Tuy vậy, đó vẫn là một cơ hội hiếm hoi để tiếp xúc, tìm hiểu, và ngõ ý với nhau.
Nguyễn Bỉnh Khiêm thậm chí đã dùng đề tài
‘Quan sát hành vi của các cộng đồng Bách Việt lớn trong lễ giổ tổ
Để đánh giá thái độ của họ đối với vấn đề tương lai dân tộc’
Như là một thử thách để trui rèn tâm trí Hoàng Hùng, giúp học trò hiểu thêm về đồng bào mình cũng như cách đối nhân xử thế.
Mỗi một cử chỉ, chi tiết, lời nói, đều có thể là mấu chốt quan trọng để bổ sung, hoàn thiện kế hoạch đoàn kết các tộc.
Thế là trong khi đám người 6 quái còn ngây thơ cho rằng Hoàng Hùng đem hết sự vụ quăng lên đầu Nguyễn Bỉnh Khiêm và vợ chồng Lạc-Hoàng,
Rồi rãnh quỡn không có gì làm nên dẫn bọn hắn và hội ‘đi bụi’ tham gia vào cuộc đấu phá làng xóm, thi đua thua đi, hét thật to giựt giải bét,
Thì thực ra là Hoàng Hùng đang mượn cơ hội này đễ hòa nhập vào ngày lễ, dùng thân phận đối thủ cạnh tranh để quan sát ở một vị trí gần hơn, dễ dàng giao lưu hơn với đoàn đại biểu của Âu, Mân, Sơn, Thủy.
Nói ví dụ như Âu Việt,
Đoàn bái tổ đại diện cho Tây Âu Vu Vương và cộng đồng Âu Việt tới rất sớm, mặc dù cách xa ở núi rừng Thương Ngô-Hợp Phố nhưng chỉ đến sau đoàn sứ giả của hội đồng Môn Lang 1 ngày.
Điều này ngoài thể hiện sự kính trọng với tổ tiên thì còn cho thấy thái độ làm việc rất nguyên tắc kỹ luật.
Họ không chỉ đến sớm mà còn đến khá đông, chia làm nhiều đội tham gia đầy đủ hết tất cả các hoạt động văn hóa văn nghệ và thi đấu của lễ hội trước giổ.
Mặc dù thành tích của họ không quá nổi trội nhưng cũng không hơn thua tỵ nạnh gì, mà bình dị vô cùng, gần như hoàn toàn hòa đồng với mọi người, không khác với những đội thôn đội làng là mấy.
Biểu hiện này chỉ ra niềm thiết tha với cuộc sống hòa đồng và tinh thần hướng tới đoàn kết.
Trong lễ rước và dâng hương, họ đưa lên những lễ vật đặc sản của mình, những dụng cụ đồng được làm ra từ chính kỹ thuật rèn đục mà tổ tiên truyền lại:
Đó là các bộ trang sức theo phong cách Âu Lạc cổ có nam-nữ, già-trẻ, quan-dân đủ mọi thành phần trong gia đình và xã hội,
Và còn có cả những đồ dùng cúng kiếng chạm khắc hoa văn Đông Sơn linh thiêng, từ đèn đóm, lư hương đến những tượng mô hình thu nhỏ của mặt trời mặt trăng, sinh vật, con người, nông cụ, nhạc cụ.
Những lễ vật ấy càng nhấn mạnh thêm vị trí của câu tục ngữ ‘uống nước nhớ nguồn’ trong nhận thức của cộng đồng Âu Việt, và cũng càng khẳng định thêm quan điểm khuôn phép bảo cựu của Tây Âu Vu Vương.
Trong lễ ‘xuống đồng’, họ tách ra làm 2 nhóm, một nhóm tiếp tục theo phân phối ban đầu, ở lại cùng làm đồng với Sĩ Nhiếp và Lạc Lương, còn một nhóm thì hòa mình vào nhóm đồng bào qua sông thanh lý bãi đất hoang quanh gò Bồng.
Từ đầu đến cuối đều biểu hiện rằng mục đích của họ đơn thuần là đi bái tổ, phát huy truyền thống kính nhớ tổ tiên và đoàn kết sẻ chia, ngoài ra không có lý do riêng tư nào cả.
Hoàng Hùng đưa ra đánh giá sơ lược là ‘dễ tiếp xúc, dễ kết minh, nhưng cần phải theo trình tự rõ ràng, đúng quy củ’.
Quả đúng như vậy, khi Lạc Long ngõ ý về chuyện giao thương mậu dịch thì đại biểu của Âu Việt thể hiện thái độ bình đạm, không mừng cũng chẵng bài xích, trả lời rằng:
“Nam Việt Vu Vương phải nói chuyện trực tiếp với Tây Âu Vu Vương mới được.
Bọn ta không có quyền quyết định những việc này”
Sau đó Hoàng Hùng liền được bố mẹ sắp xếp để bí mật gặp riêng trưởng đoàn đại biểu Âu Việt, đem ‘Lạc Việt Thần Điểu’ bộc lộ.
Đối phương vừa gặp phù điêu phát sáng lên thì vô cùng kinh ngạc, nhưng lại không cách nào xác nhận thực hư nên hỏi ý Hoàng Hùng cho mời Cao Phùng tới.
Cao Phùng chính là tông sư rèn đúc, thiên tài của rừng Gươm, không chỉ nghiên cứu kỹ thuật, mà nghiên cứu cổ vật cũng nhiều, nếu không phải vì tuổi tác còn hơi nhỏ thì vị trí trưởng đoàn bái tổ hẵn phải do hắn đám nhiệm.
Sau khi được Cao Phùng xác nhận không có lừa dối thì trưởng đoàn của rừng Gươm liền hứa chắc với Hoàng Hùng rằng sẽ cố hết sức thuyết phục đồng bào trong tộc,
Đợi kỳ giổ tổ năm sau, đích thân Tây Âu Vu Vương sẽ đến tham dự bàn việc gia nhập thương minh,
Đồng thời cũng mời Hoàng Hùng đến thăm rừng Gươm.
Buổi hôm ấy 3 người nói chuyện với nhau rất vui vẻ, ngoài chuyện chính sự thì còn có đủ thứ chuyện trên trời dưới đất.
Cái tên rừng Gươm cũng có mấy lần được nhắc đến trong lời nói của hai người còn lại,
Nên Hoàng Hùng mới nhận ra sự khác biệt trong cách gọi này với danh từ cốc Đồng Trụ trong ngôn ngữ của các cộng đồng khác.
Có lẽ một phần là vì địa điểm ấy quá bí mật, các tộc khác hầu như chưa từng tới qua, để mà trực tiếp giao lưu với người Âu Việt tại đây.
Còn về lý do vì sao người Âu Việt đặt tên trụ sở là rừng Gươm thì Hoàng Hùng không xoáy sâu vào,
Mà lựa chon đáp ứng lời mời đến thăm ngay sau khi lễ giổ tổ.
Vì hắn muốn tận mắt chứng kiến quang cảnh rừng Gươm và trực tiếp thăm hỏi đồng bào nơi đây kể về sự tích của nó.
Còn gì tuyệt dịu hơn những câu chuyện cổ tích phát ra từ mồm ông miệng bà trong một không gian đậm sắc truyền thống cổ xưa?
Cho dù trưởng thành sớm đến mấy đi nữa thì Hoàng Hùng cũng còn tuổi con nít, hắn cũng có những ham hố, những niềm yêu thích trẻ con!
Cho nên mới có tình cảnh Cao Phùng đến ranh giới Hợp Phố-Giao Chỉ để đón tiếp đoàn du lịch của Nguyễn Bỉnh Khiêm như hiện giờ.
Nếu không thì chỉ mỗi việc tìm kiếm rừng Gươm cũng phải làm hao tốn kha khá thời gian, không biết ngày nào tháng nào mới mò tới được.
– ———
Nếu như ở bản Mường, trụ sở của hội đồng Môn Lang, là nơi lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc từ thời các Hùng còn trên đời,
Thậm chí theo các Môn lớn tuổi, có nhiều chi tiết truyền thừa cổ xưa hơn 2-3 ngàn năm, trước cả thời Lạc Long Quân Sùng Lãm.
Vậy thì ở rừng Gươm chốn này, Hoàng Hùng cũng chứng kiến được cuộc sống thân hòa với thiên nhiên, nhưng theo một phong cách tân tiến hơn, gần với hiện tại hơn,
Đó là phong cách Âu Lạc thời An Dương Vương Thục Phán cách đây 400 năm.
Điểm khác nhau lớn nhất của hai phong cách chính là loại vật liệu chính sử dụng trong sinh hoạt.
Cộng đồng Môn Việt dùng gỗ, đá là chủ yếu, đồ đồng và đồ sắt tuy có những không nhiều, hơn nữa theo Hoàng Hùng biết thì phần lớn dụng cụ kim loại ở bản Mường là truyền thừa ngàn đời, hoặc thì thoảng là được Khuất Lão biếu tặng.
Ở rừng Gươm thì ngược lại, đâu đâu cũng thấy đồ đồng đồ sắt phối hợp nhuần nhuyễn khăng khít với vật liệu tre, gỗ,
Và hầu như rất ít thấy vật liệu đất đá, nếu có thì cũng là những đồ dùng phụ trợ lao động thay vì đồ dùng sinh hoạt hàng ngày.
Điều này lại dẫn tới một điểm đặc sắc khác.
Đó là nghề nghiệp chuyên biệt và mũi nhọn kỹ thuật của hai cộng đồng.
Cộng đồng Môn đi sâu vào việc ứng dụng vật liệu thảo mộc và đất đá cho nên phát triển nghề mộc, nghề đan mây, đan lạt, nghề làm gốm, nghề điêu khắc đá, …
Ngoài ra kỹ thuật chế tạo sơn màu và ứng dụng y lý, dược lý vào đời sống cũng rất phát triển.
Từ mấy thứ tưởng chừng vô dụng như vỏ ốc, vỏ sò, đá sỏi, đất màu, cho đến các thứ hoa lá quả trong rừng trong suối, đều có thể được phối hợp tuyệt dịu với nhau để tạo ra những màu sắc thuần tự nhiên, tao nhã tươi tắn, không chỉ bền đẹp mà đôi khi còn có những công dụng như khử ‘bẩn’, diệt mốc và xua đuổi độc vật nữa.
Không giống với bản Mường, đồng bào ở rừng Gươm cũng có nghề thợ mộc, thợ tre, thợ đá nhưng phần nhiều là để phối hợp phụ giúp cho nghề chính là thợ rèn đúc kim loại.
Kỹ nghệ đoán tạo và gia công kim loại đồng, sắt, gang, thiếc ở đây cực kỳ cao. (P/s cuối chương)
Từ những góc cạnh sắc bén đến độ thổi hơi đứt tóc của lưỡi gươm mũi giáo,
Đến những chi tiết công cơ nhỏ bé để tăng thêm uy lực của cung nỏ tên đạn,
Từ những đường cong uốn lượn dày mỏng phù hợp với công dụng của đồ dùng sinh hoạt như nồi vạc, cày liềm, …
Đến những họa tiết Đông Sơn chạm trỗ tinh xảo trên các nhạc cụ và đồ dùng thờ cúng.
Tất cả đều thể hiện rằng trình độ luyện kim, chế khí của rừng Gươm đã đạt đến trình độ cực cao, ở một số phương diện còn vượt qua Công gia, Mặc gia và đương nhiên là cả Trung Nguyên luôn,
Bởi vì ở lĩnh vực này thì Nho gia không có tuổi.
Đó là chưa nói đến việc mấy lão hủ nho vẫn ưa thích chèn ép, ức chế nghề rèn đúc, gọi sự ấy là bàng môn tà đạo, dâm nghệ tiểu xảo.
Thế nhưng có một vấn đề khiến Hoàng Hùng nhức nhối là khi hắn đem phương thức chế tạo Nỏ Thần Liên Châu đọc được ở bản Mường đưa ra cho Tây Âu Vu Vương và Cao Phùng xem thì cả hai đều lắc đầu.
Không phải vì không làm được, mà là vì có thiếu khuyết.
Thậm chí, nếu nói cho đúng thì rừng Gươm cũng có một phương thức chế tạo nỏ thần, đó là truyền thừa miệng từ thời Tây Vu Vương, và cũng không được hoàn chỉnh.
Tây Vu Vương năm đó tìm được tiên động, lấy được truyền thừa, nắm giữ bản gốc luôn chứ không phải bản sao khắc sang trống đồng mà Hoàng Hùng nắm giữ.
Chỉ là sau khi không thành công bầu chọn Hùng mới, Tây Vu Vương tiên đoán chuyện lớn khó thành nên đã đem truyền thừa trả lại tiên động.
Dựa theo lời truyền khẩu Tây Vu Vương để lại lúc lâm chung thì chỉ có người nắm giữ bản gốc mới có thể hoàn mỹ chế tạo ra Nỏ Thần Liên Châu, còn bất kỳ bản sao hay bản nhớ đều sẽ trong vô hình thiếu khuyết một thứ gì đó, có lẽ là bởi ‘thần vật có tính duy nhất, sẽ chọn chủ’.
Thế là các đời hậu nhân Âu Việt từ đó đến giờ vẫn đi tìm tiên động.
Tây Âu Vu Vương khi còn là một chàng trai trẻ cũng nối gót tổ tiên trên con đường này.
Ông cũng giống với Lạc Long, giả danh làm nhân sĩ võ lâm, cùng với một nhóm bạn bè cùng chung chí hướng đi thảm hiểm khắp Ngũ Lĩnh.
Không biết là thời tới hay là trời không phụ lòng người.
Họ tìm được động tiên.
Chỉ duy nhất có một vấn đề là quá nửa đồng bạn của Tây Âu Vu Vương khi ấy đều có vấn đề:
Huyền Kính Ty
Cự Quân hội
Ô Giang hội
Tổ Long hội
Một đống lung ta lung tung đồ vật.
May mắn là chỉ có mỗi Tây Âu Vu Vương đọc được ngôn ngữ Môn cổ.
Ông dùng trí tuệ của mình, vận dụng ‘Lạc Việt Thần Điểu’, đem mình và một đồng bạn thân thiết bảo vệ, rồi lừa đám người kia tự đánh lẫn nhau.
Thế nhưng thời ấy Huyền Kính Ty còn trâu bò lắm chứ không mạt hạng thành cái sàng nát như bây giờ, giết nhau chí chóe một hồi cuối cùng mấy hội kia bị làm thịt hết rồi Huyền Kính Ty vẫn còn vài tên ngắc ngoải.
Tây Âu Vu Vương kết liễu chúng.
Thế nhưng cứ như tiểu thuyết ấy, hành động kết liễu những người này của ông bị người đồng bạn thân thiết chứng kiến.
Trãi qua một lần bị phản bội, người này đâm ra nghi kỵ lung tung, gặp Tây Âu Vu Vương làm như vậy thì lại cho là ông muốn độc chiếm bảo vật.
Thế là hắn ôm theo một phần đồ vật bỏ chạy mất tăm.
Hiện giờ rừng Gươm chỉ có sách thần về công trình học của Cao Lỗ còn thanh kiếm báu của Tây Vu Vương và bản gốc phương thức chế tạo Nỏ Thần Liên Châu thì vẫn còn thất lạc.
Thanh kiếm báu của Tây Vu Vương thì Tây Âu Vu Vương không lo vì theo những lời trăn trối của Tây Vu Vương, thanh kiếm ấy biết tự chọn chủ, không phải thánh nhân không thể cầm giữ.
Nhưng nếu bản chế tạo nỏ thần mà lưu lạc ở bên ngoài thì quá là nguy hiểm!
Hoàng Hùng phải liên lạc gấp với Hoàng Thừa Ngạn và bố mẹ, vận dụng toàn bộ lực lượng hiện có để truy lùng người kia.
Có điều kết quả sẽ để cho hắn cực kỳ bất ngờ!
Chuyện ấy nói sau.
(P/s: Đồng sắt thôi khỏi nói.
Gang thép và thiếc đã được những nền văn minh có kỹ nghệ rèn đúc cao chế tạo ra từ trước công nguyên.
Trong đó có cộng đồng Bách Việt, ví dụ tiêu biểu như Mân Việt, chắc nhiều bạn biết Âu Dã Tử, Việt kiếm, Ngô câu.
Truyện kiếm hiệp ngày xưa thì hay gọi là thanh cương và tinh cương ấy.
Các bạn đọc đến đây nếu thắc mắc thì có còn nhớ ‘Chương 3 Bắc Nam’ đoạn:
“Trong thời Xuân Thu- Chiến Quốc thì Hoàng tộc Sở, Ngô, Việt đồng hóa tự mình”.
Trong khi tất cả chư hầu Trung Nguyên thời Xuân Thu đều có nguồn gốc rạch ròi cuối Thương, đầu Chu,
Họ hoặc là cựu thần của Trụ Vương đầu hàng Cơ Phát, hoặc là công thần đi theo Cơ Phát phạt Thương mở Chu,
Thì các quốc gia phía nam Trường Giang và Thục Xuyên đều có nguồn gốc khá mơ hồ, hoặc là chư hầu xa của Thương từ khi Thương còn hùng mạnh, hoặc là phát tích từ thời huyền sử nhà Hạ, thậm chí Tam Hoàng-Ngũ Đế.
Có 2 khả năng:
Một là các nước này đúng thật có nguồn gốc Hoa Hạ như vậy, chỉ là vì không tham dự vào cuộc chiến lật đổ Trụ Vương của Cơ Phát-Khương Thượng nên không thể truy nguồn gốc tới thời giao thế Thương-Chu.
Hai là các nước này vốn chả liên quan quái gì tới Hoa Hạ cả, chỉ vì những người lãnh đạo của họ cũng có tham vọng tiến công Trung Nguyên, xưng bá các nước, nên họ mới chế biến ra cái xuất thân ấy để hợp lý hóa hành động của mình, gọi là ‘sư xuất hữu danh’ hay ‘chiến tranh có nghĩa’ ấy.
Cá nhân tác nghiêng về giả thuyết thứ hai bởi vì
Sở, Ngô và Việt tại những thời điểm hùng mạnh nhất của mình đều từng nhiều lần tiến quân vào cái bụng của Trung Nguyên, triệu tập trăm nước chư hầu, ý đồ xưng bá,
Nhưng cho đến thời Hán thì vẫn còn tồn tại quan niệm của người Trung Nguyên rằng người dân vùng đất phía nam Trường Giang là man di, bài trừ văn hóa Sở, Ngô, Việt,
Tức là người Hán ban đầu không công nhận họ có cùng nguồn gốc với Sở, Ngô, Việt.
Ngoài ra thì quốc tính của nước Sở thời Xuân Thu là Hùng, My.
Nghe quen không?
Tiêu biểu có nhà thơ nổi tiếng, đại thần nước Sở là Khuất Nguyên, còn gọi là My Nguyên (Mi Yuan).
Hay là một trong Xuân Thu Ngũ Bá, Sở Trang Vương Hùng Lữ.
(Xuân Thu Ngũ Bá là cách gọi 5 vị bá chủ thời Xuân Thu, đại diện cho việc các chư hầu Xuân Thu công nhận rằng ở thời điểm của họ, quốc gia họ thống lĩnh là bá đạo nhất trong các chư hầu)
Nếu bạn đã tạm chấp nhận giả thuyết thứ 2 này vậy thì ta đến với giả thuyết tiếp theo:
Các quốc gia phía nam Trường Giang thời Xuân Thu-Chiến Quốc có nguồn gốc Bách Việt.
Lý do thì ngoại trừ cái vụ quốc tính kể trên, yếu tố quan trọng nhất là địa lý.
Người Bách Việt phân bố rộng khắp phía nam Trường Giang, Ngũ Lĩnh cho đến ven bờ biển Phúc Kiến, lưỡng Quãng, Hải Nam, và miền Bắc nước ta ngày nay.
Đồng thời trình độ văn minh của tổ tiên Bách Việt hồi đó không hề kém cạnh gì nên văn minh Hoa Hạ ở Trung Nguyên, ít nhất là cho đến thời thịnh Chu.
Vậy thì làm sao có chuyện đột nhiên trong đất của tôi có anh hàng xóm không mạnh hơn bay ra dựng nhà được?
Luận điểm so sánh trình độ văn minh hai bên có được nhắc đến bởi chính một người Trung Nguyên nổi tiếng mà chắc ai cũng biết là Khổng Tử.
Đại ý lời nói đó là nếu không có Chu Công Đán mở đường cho Nho lễ thì phong tục văn hóa của ‘chúng ta’ (Khổng Tử và học trò) cũng không khác mấy với những ‘người man’ ở phương Nam.
Định nghĩa của từ Man thời Khổng Tử hơi khác với từ Man di mà chúng ta hiểu bây giờ, nhưng thôi tác cũng lười nói, lã lơi quá rồi.
Chỉ là tác muốn chỉ ra rằng có lẽ chính vì sự phân biệt giữa Hoa và Man, cộng thêm sự nổi tiếng quá độ của Khổng Tử vào thời ấy nên đã tạo ra một vách ngăn văn hóa giữa Nam và Bắc.
Thế là Hoàng Tộc các nước Sở, Ngô, Việt liền đua nhau dung nạp văn hóa Trung Nguyên, đồng hóa tự mình, hòng xóa nhòa cái vách ngăn ấy.
Về phần xóa nhòa để làm gì thì như đã nói: muốn thực hiện việc mà Tần Thủy Hoàng sẽ làm thôi, diệt Chu, thâu tóm chư hầu, duy ngã độc tôn.
Biểu hiện rõ ràng nhất của việc đồng hóa tự mình là ở nước Sở:
Ở Xuân Thu thì quốc tính còn là Hùng.
Đến Chiến Quốc, khi thế cục 7 hùng đã thành lập thì quốc tính biến thành Hoàng.
Mặc dù phát âm theo giọng địa phương thì không khác mấy nhưng cách viết thì đã biến hóa 180 độ)
Hoa khôi: Ta cự tuyệt ngươi sau đó, ngươi làm sao đối với ta lãnh đạm như vậy?