Việt hùng diễn nghĩa - Chương 33
Đọc truyện Việt hùng diễn nghĩa Chương 33 full miễn phí tại ngontinhhay.com.. Cùng tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook, để cập nhật truyện nhanh nhất!
Các bạn đang đọc truyện Việt Hùng Diễn Nghĩa – Chương 33 miễn phí tại ngontinhhay.com. Hãy tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!
****************************
Việt Hùng Diễn Nghĩa – Tiểu Lão Nhân mới nhất tại Ngôn Tình Hay
P/s: chương này hơi bị nặng đầu. Tác viết nhanh nên câu từ có chút lủng củng.
Mây trắng mơ màng, thần núi tuyết,
Nhật nguyệt linh quang, bóng sông Hàn,
Thái bình hữu hạnh, ra lương tướng,
Biến loạn phải duyên, ẩn đức hiền.
(P/s: chữ tướng trong bài trên là thừa tướng chớ hông phải tướng quân)
Khổng Chi chưa phải quan lại tài ba gì, cũng chẵng có được bao nhiêu chính sách huệ dân đúng nghĩa, nhưng được cái là hắn làm người, làm quan đều rất có nguyên tắc.
Đêm đó quân đội của Khổng Chi dựng lều trại bên ngoài thôn để không làm nhiễu loạn sự thanh bình của làng quê.
Dân làng làm thịt vài con gà mời chút cơm dân dã nhưng Khổng Chi từ chối, thế là bọn Hoàng Hùng và lũ trẻ trong làng có lộc ăn.
Tuy vậy, vì Nguyễn Bảy láo xưng là học trò Thái Ung, lại thêm là người Giao Châu bản địa nên bị Khổng Chi ‘trưng dụng’ thâu đêm để giao lưu văn hóa, bàn luận học vấn.
Đây cũng là điều Hoàng Hùng hy vọng nhìn thấy, có thể kéo gần quan hệ với mấy vị Thái Thú đương nhiệm thì sự nghiệp giải phóng đồng bào khỏi ách đô hộ sẽ càng thuận lợi.
Đành rằng trong công cuộc cách mạng của dân tộc thì chiến tránh tất nhiên khó mà tránh khỏi,
Nhưng giao chiến tại vùng Trường Giang không sướng hơn là giao chiến tại nội bộ đất Việt sao?
Vì thái bình, tự do, độc lập thì máu có thể đổ, đổ thật nhiều, nhuộm đỏ nước sông cũng phải chịu!
Nhưng nên là những anh hùng dũng mãnh tự nguyện hy sinh, chứ không phải là những người dân hiền lành chưa từng cầm qua gươm giáo.
Nên là lấy 1 đổi 10 thậm chí lấy 1 đổi trăm để cho địch khiếp vía hãi hùng mà không dám tới nữa, chứ không nên là 10 phần chết 7 còn 3, chết 2 còn 1 mới ra thái bình.
Cho nên Hoàng Hùng đã có suy nghĩ nhờ Thái Ung nhận đám 6 quái làm ký danh, từ đó chơi chiêu quan hệ với mấy vị Thái Thú có tài học và đức độ dạng Khổng Chi, không chỉ tại Giao Châu mà cả ở Kinh Tương, Dương Ngô, và Xuyên Thục luôn.
Đợi khi thời điểm đến, một cánh tay vung lên, các quận các huyện đều hưởng ứng,
Lấy Trường Giang làm đao cắt đôi Nam Bắc,
Lấy Ba Sơn làm khiên chống đỡ Đông Tây,
Lại dùng người Kinh- Dương phát triển thủy quân, người Thục- Việt phát triển sơn quân,
Thêm giống lúa thần và thiên nhiên trù phú, khí hậu thuận hòa, tạo thành kho lương nhà trời,
Vậy thì đã đứng tại thế bất bại!
(P/s: Ba Sơn là tên gọi chung của phần núi phía đông và đông bắc bao quanh bồn địa Tứ Xuyên.
Thời Xuân Thu thì nó thuộc địa phận nước Ba, là dân bản địa, không dính gì tới dân Hoa Hạ ở lưu vực Hoàng Hà cả.
Tính ra là họ hàng của mấy ông Mạnh Hoạch trong Tam Quốc Diễn Nghĩa ấy.
Sau khi Lưu Bị vào Ích Châu thì nghe theo lời Pháp Chính, ức chế thế gia người Hán, rãi ân huệ với người Ba-Thục bản địa.
Đến thời Gia Cát Lượng thì đã có một nhánh quân tinh nhuệ gọi là ‘Vô Đương Phi Quân’, tức hành quân như bay không gì cản nổi, chính là do người Ba Thục và người Sơn Việt ở phần phía Tây của Ngũ Lĩnh tạo thành.
‘Vô Đương Phi Quân’ có thể xem là đội quân tinh nhuệ nhất của Gia Cát Lượng,
Một phần là bởi ‘Bạch Nhĩ Tinh Binh’ đã bị Lưu Bị tiêu hao gần hết trong trận Chi Lăng với Lục Tốn
Một phần là bởi ‘Vô Đương Phi Quân’ là người bản địa, không chỉ quen thuộc địa hình mà còn mang theo ý chí bảo vệ quê hương.
Thông tin thêm là ‘Bạch Nhĩ Tinh Binh’ được tạo thành bởi quân Đan Dương, mà quân Đan Dương thì chính là Mân Việt trong truyện này, sinh sống ở vùng phía đông Ngũ Lĩnh và núi rừng Phúc Kiến, Triết Giang, là một trong những tổ tiên của người Đài Loan bản địa.
Tổ tiên còn lại của người Đài Loan là người Hải Đảo, những người đầu tiên dùng thuyền vượt đại dương, với hậu duệ rãi rác khắp các đảo Đông Phi, Nam Ấn, Đông Nam Á Hải Đảo, Đài Loan, Nam Nhật Bản, Châu Đại Dương và các quần đảo Thái Bình Dương, bao gồm cả Hawaii của Mỹ!
Ước tính lúc họ bắt đầu di cư là khoảng 20-30 ngàn năm trước công nguyên, thật là thần kỳ!
Theo tác thì công cuộc di cư của người Hải Đảo còn thần kỳ hơn cách mà người Ai Cập xây nên Kim Tự Tháp.
Kamehameha!)
Đêm đó nằm ngủ, Hoàng Hùng tiếp tục cân nhắc các bước đi tiếp theo rồi hắn chợt giật mình phát hiện rằng dường như vấn đề khởi nghĩa của đồng bào ở đất Âu Lạc đã ổn thỏa 8-9 phần.
Bởi vì từ lời nói của Khổng Chi cũng như hành động của mấy vị Thái Thú thì rõ ràng là Chu Phù chính là mối nguy hại duy nhất có thể thu hút lệnh chinh phạt phương nam của Lạc Dương.
Mà Chu Phù thì đã bị hắn tóm rồi!
Thật bất ngờ và thật tình cờ!
Cũng có lẽ là bởi Hoàng Hùng còn chưa thật sự hiểu hết được sức mạnh tưởng như hư vô mờ mịt nhưng lại quá đổi huyền dịu của chức danh ‘thế giới khí vận chi tử’.
Có lẽ nếu như không có những kẻ xâm nhập bất hợp pháp thì hắn đều có thể nằm ngửa đợi khí vận giúp cho hắn thắng.
Đương nhiên là chỉ nói thế thôi chứ Hoàng Hùng không phải người như vậy, hắn là kẻ cầu toàn, đã tốt thì càng muốn tốt hơn.
Cho nên hắn sẽ không làm thịt Chu Phù, mà sẽ dùng Chu Phù như một quân bài dự bị để tìm kiếm tiếng nói nơi hội nghị của các thủ lĩnh Bách Việt.
Có điều là hiện tại cũng không cần gấp gáp đi gặp Lạc Lương nữa, hắn dự định đi tìm vị Bạch Vân tiên sinh trong lời kể của Nguyễn Bảy.
Sáu quái mỗi người một vẻ, đều có tài năng xuất chúng và ưu điểm của riêng mình.
Ngô Hai giỏi thủy tính, toàn diện thủy tính chứ không chỉ thực lực bơi lội cá nhân;
Hắn từng cho Hoàng Hùng rất nhiều gợi ý về chuyện huấn luyện thủy quân, đánh bắt thủy nghiệp, quy luật sông nước thủy triều, và cả việc đóng tàu thuyền;
Bây giờ có ‘tỵ thủy bảo ngọc’ trong tay thì càng là như giao hóa rồng.
Đinh Ba giỏi kỵ chiến, hay nói cho đúng là hiểu tính nết của súc vật;
Tựa hồ khi hắn cưỡi kỵ thì liền có thể đạt đến cảnh giới ‘nhân kỵ hợp nhất’ trong truyền thuyết, bất kể là kỵ ngựa hay kỵ trâu;
Hắn cũng nắm giữ phương pháp sử dụng ‘hỏa ngưu trận’ vốn đã thất truyền.
(P/s: Đừng tưởng cột chổi đốt đuôi trâu là thành hỏa ngưu trận.
Không hiểu tập tính của trâu thì sẽ hại mình trước, để quân địch cười vào mặt đấy)
Lê Tư cực kỳ bác học, là người đi theo Lạc Long du lịch giao lưu văn hóa với các tộc Việt nhiều nhất trong nhóm;
Các dạng chiến trận đều tinh thông, lại giỏi cả việc nông tang thi phú, làm tướng làm quan hay làm học giả đều ổn cả;
Đặc biệt, Lê Tư là người duy nhất trong nhóm thông thạo ngôn ngữ Môn Việt cổ.
Lý Năm tẩm ngẩm tầm ngầm tưởng rằng là người mờ nhạt nhất trong đám nhưng thật ra là vì tài năng của hắn nằm ở lĩnh vực xa hơn chưa cần thiết ngay lúc này mà thôi;
Hắn thạo chuyện phong thủy, giỏi tra xét địa hình, vẽ bản đồ dựng thành quách;
Là người có tầm nhìn chiến lược toàn cục lâu dài cực kỳ tốt, cả về quân sự lẫn kinh tế.
Trần Sáu thì thành thạo cung tiễn, thường bị đám anh em chọc là ‘nhất tiễn tam điêu’;
Hắn còn giỏi đi rừng, du kích chiến vì từng đồng hành với Lạc Long trên nhiều chặng đường hiểm trở;
Hắn có thiên phú ngôn ngữ cực kỳ xuất chúng, thông thạo ngôn ngữ của nhiều dân tộc, học tiếng thảo nguyên nhanh không kém Hoàng Hùng là bao.
Nguyễn Bảy bởi vì trẻ tuổi, thời gian học tập với Lạc Long không nhiều lại từng được Lạc Long gửi gắm cho Bạch Vân tiên sinh nên kiến thức và năng lực chủ yếu đến từ vị sau;
Theo Hoàng Hùng đánh giá thì Nguyễn Bảy ‘giỏi toàn diện’,
Nếu như không có thế giới ý chí thì Hoàng Hùng tối đa cũng chỉ bằng với Nguyễn Bảy là cùng;
Đặc biệt, Nguyễn Bảy giỏi nhất và yêu thích nhất là ngoại giao, hoặc nôm na là ‘diễn’ và ‘dụ’, giống y Hoàng Hùng.
Nói ví dụ như hai chuyện mới đây,
Trong việc thuyết phục và bày kế cho Già Ninh cùng dân làng đối phó đám hội binh của Đào Thăng-Chu Phù có 8 phần công lao là về Nguyễn Bảy,
Vì do thời gian cấp bách nên Hoàng Hùng ngoại trừ cung cấp một bịch thuốc sổ ra thì có giúp được gì khác đâu.
Rồi trong việc hướng dẫn Khổng Chi đi theo con đường mà Hoàng Hùng mong muốn,
Mặc dù tối hôm qua thì có sơ lược bàn bạc qua, nhưng bởi vì thiếu hụt thông tin về tính cách của Khổng Chi nên hầu như phải do Nguyễn Bảy ứng biến cả,
Đó là chưa kể Khổng Chi bây giờ còn nghĩ là hắn ở thế chủ đạo, là Nguyễn Bảy bị hắn ‘dụ’ chứ không biết rằng chính hắn mới là người ‘vào tròng’, đứng trước mặt Lạc Dương cản gió cho dân Việt.
Từ tài năng của Nguyễn Bảy thì có thể mường tượng ra được Bạch Vân tiên sinh hẵn khổng phải người tầm thường nếu không nói là cực kỳ xuất chúng.
Huống hồ là dựa theo những lời quạt gió thổi lửa của sáu quái thì Bạch Vân tiên sinh có địa vị rất lớn tại Giao Châu,
Quen biết rộng rãi với thủ lĩnh các tộc Âu Lạc, có mối thân giao với gia chủ các gia tộc Hán Việt,
Bất kể là quan tướng thực quyền, học sĩ không chức, hay bình dân áo vãi đều kính trọng đức hạnh và tài năng của tiên sinh.
Rồi thì còn có cả suy đoán của Nguyễn Bảy rằng Lạc Long và Hoàng Dung nếu không ở chỗ Lạc Lương thì rất có khả năng sẽ ở chỗ Bạch Vân tiên sinh, xác xuất 5:5.
Nếu như có thể may mắn gặp được cha mẹ là tốt nhất.
Nếu như không thể thì việc giao lưu tiếp xúc với Bạch Vân tiên sinh cũng vẫn ích lợi vô cùng,
Vì chỉ cần đạt được sự ủng hộ của tiên sinh thì những bước đi kế tiếp của Hoàng Hùng sẽ thuận lợi hơn nhiều.
Cho nên Hoàng Hùng liền quyết định: ‘Điểm đến kế tiếp là Bạch Vân Am!’
Vài ngày sau,
Khổng Chi đã dẫn quân rời đi,
Trước khi đi còn có dịp tham gia quan sát Già Ninh mời thầy mo tới làm pháp sự siêu độ mấy mạng vừa chôn cạnh làng,
Cũng may mà có Nguyễn Bảy ở bên, lại thêm Khổng Chi còn áy náy việc mình thả chạy Chu Phù nên hắn không gây rối gì,
Nếu là bình thường thì lão này rất có khả năng sẽ hô to mê tín, hiệu lệnh quân binh bắt thầy cúng nhốt để bài trừ dị đoan,
Đây chính là tính cách của nhưng Nho phái truyền thừa từ Xuân Thu, đến cả chiêu ‘Thiên mệnh’ của Đổng Trọng Thư còn bị Khổng gia bài xích thì huống hồ là những tập tục thờ cúng quỷ thần ở địa phương.
Khổng Chi tuy cứng nhắc nguyên tắc nhưng trãi nghiệm sóng gió nhiều năm, lại lập đàn văn hóa ở Nam Hải, thường tiếp xúc với phong tục Âu Lạc nên cũng có hiểu biết một chút đạo nhân nghĩa nơi đây.
Chi phí làm pháp sự đều do Khổng Chi bỏ ra,
Hắn còn hứa rằng sẽ liên hệ với Thái Thú Hợp Phố, miễn thuế phú năm nay của làng này,
Thế thì vô cùng tốt!
Mặc dù Hoàng Hùng biết rằng hạt lúa F1 cho dù bị vận tới Lạc Dương thì khả năng rất cao cũng là nằm trong kho dự trữ vì phương bắc trồng kê và mạch là chủ yếu, chứ không trồng lúa gạo, mà có trồng cũng sẽ không được tốt như ở phương nam bởi đặc tính đã bị đời F0 cố định rồi.
Thế nhưng có thể bớt vận tới Lạc Dương một phần thì sẽ lưu lại đất Việt nhiều một phần, tăng nhanh sự phổ biến của giống lúa thần nơi đây, sớm cứu được càng nhiều cảnh đời nghèo đói trong dân ta.
“Bác ơi!
Nhớ giữ gìn sức khỏe nhé, đợi qua mấy năm nữa ẵm con bé Dần”
Nghe Nguyễn Bảy nói thế, Già Ninh cười không ngậm được mồm chỉ tay về phía đám Hoàng Hùng nói:
“Các cháu lên đường bình an nhé,
Có dịp nhớ quay lại thăm thôn,
Ta đãi con gà!”
Một bác gái đứng gần đó lại ghẹo:
“Sao không đãi con heo luôn.
Nhờ mấy cậu ấy mà làng ta được miễn thuế 1 năm đấy”
Mấy thanh niên trai làng cũng ủng hộ:
“Đúng đúng, để cuối mùa lúa chín bán bớt mua heo về nuôi”
“Ahahahaha”
“Tạm biệt mọi người! Giữ gìn sức khỏe nhé! Hẹn gặp lại!”
“Tạm biệt ân nhân! Lên đường bình an! Nhớ quay lại!”
Lại một lần chia tay, lại một tia hy vọng nho nhỏ theo duyên khởi mà rãi rắc trên mãnh đất quê hương.
Duyên đến lạ lùng, duyên đi bất chợt,
Suốt cả chẳng đường đến Am Bạch Vân thì nhóm Hoàng Hùng chẵng có được cơ hội nào đễ rãi hạt giống lúa thần cả,
Một phần vì Hoàng Hùng không có ý định dừng lại nghỉ ngơi nhiều, bọn họ trói theo cả Chu Phù, tin tức mà lộ ra, chiêu lấy tàn dư Huyền Kính Ty thì khổng chỉ nguy cho mình mà còn nguy cho người.
Một phần vì quân khởi nghĩa đang lùng sục tàn đảng của Chu Phù nên nhóm Hoàng Hùng thường né thôn xóm, cũng không đi lén lút rãi hạt ban đêm, mắc công bị hiểu lầm.
Sự tình cũng không phải quá gấp gáp nên thôi thì đợi đến khi tình thế an ổn, các tộc đồng bào công nhận Hoàng Hùng đã rồi hẵn tính tiếp.
– ———
Nếu hỏi Hoàng Hùng về sự giống nhau của hai vùng đất.
Hắn sẽ trả lời rằng cả Giang Nam và Lạc Việt đều mênh mang sóng nước rì rào, khắp chốn sông ngòi đan xen, ngời ngời đồng xanh bất tận, thiên nhiên tươi đẹp như được tạo ra từ trí tưởng tượng hoàn mỹ.
Nếu hỏi Hoàng Hùng về sự khác nhau của hai quê hương.
Hắn sẽ trả lời rằng Giang Nam thấm đượm mùi vị tuổi thơ, còn Lạc Việt mặn mà hương gió biển cả,
Rằng Giang Nam nhộn nhịp tàu thuyền hàng hóa, còn Lạc Việt khấp khởi điệu hò qua sông,
Rằng Giang Nam sếu hạc bay lên núi lớn, còn Lạc Việt cò vạc liệng cách đồng sâu,
Rằng Giang Nam như một bức tranh hữu tình, còn Lạc Việt như một câu chuyện cổ tích.
“Tiên sinh,
Đây là câu trả lời của ta”
Hoàng Hùng dứt lời bằng một nét cười nhẹ nhàng khoan khoái,
Rồi thẳng thắn tự nhiên nhấc lên chén nước có màu sắc tựa như chè đậu đen, một loại nguyên liệu quý mà các thương nhân Tây Vực mang tới Trung Nguyên, cho dù ở Lạc Dương cũng là hàng hiếm, thật không ngờ là ở nơi đây cũng có.
Thế nhưng khi giọt nước đầu tiên vừa chạm vào đầu lưỡi thì hai mắt Hoàng Hùng liền ngạc nhiên mở to.
Trung niên nam nhân ngồi đối diện cười gật đầu:
“Đúng như lời ta nói chứ?
Ấy là vị nhân sinh trong trần thế
Ngươi cảm nhận cuộc sống như thế nào thì vị nhân trần sẽ như thế ấy”
Hoàng Hùng gật đầu thụ giáo:
“Thì ra gọi là nhân trần
Cay ấm
Nhàn nhạt chát
Thanh ngọt
Dư vị dài lâu”
Hắn vốn muốn uống ực phát hết luôn nhưng bây giờ thì hắn lại muốn nhâm nhi từng chút một.
Trung niên cười nhấp một ngụm nhân trần:
“À!
Cuộc đời có bao lâu?!
Ta còn chưa đi qua Kinh Tương, nghe nói nơi ấy vị thức ăn rất khác”
Hoàng Hùng gật đầu: “Cay”
Trung niên vuốt râu nhìn ra sân:
“Làm sao biết được vị quê hương cay đắng ngọt bùi?”
Hoàng Hùng ngẫm nghĩ rồi cũng nhìn ra sân, chớp mắt hai cái:
“Thăm thú các nơi, so sánh khác biệt”
Trung niên gật đầu, lại nhấp một ngụm nhân trần:
“Nước này cũng có nhiều cách phối, nhưng chủ vị lại là nhân trần.
Cho nên gọi là nước nhân trần”
Hoàng Hùng cũng nhấp một hớp, nhắm mắt thưởng thức rồi mở to mắt cười nói:
“Nhân sinh vốn muôn màu, kỳ hoa dị dược đều có vẻ đẹp riêng và ưu điểm khác biệt.
Người phối chế hẵn phải rất cẩn thận, không nên làm mất bản sắc vốn có”
Trung niên cười nói:
“Ngươi sẽ là một người phối chế giỏi.
Nhưng, nam bắc có khác biệt.
Ta biết ngươi từng nhiều năm nghiên cứu Bắc y.
Phối phương sợ rằng sẽ mang hơi hướng thuốc Bắc.
Người phương Nam khó phẩm ra vị nhân sinh.”
Hoàng Hùng nghe thế liền đứng lên đi tới trước mặt nam trung niên, cuối đầu hành lễ:
“Hậu sinh muốn nấu một nồi nhân trần đủ vị nam bắc đông tây.
Xin tiên sinh dạy bảo”
Trung niên uống hết chén nhân trần của mình rồi nói:
“Phong tục nơi này vốn khác phương bắc.
Bái thầy nhận giáo cũng không cần dâng trà rót nước.
Nhưng nếu ngươi đã muốn dung hợp thì ta cũng nghĩ ra một chút điều mới.
Hiện tại ta nói phối phương, ngươi nhớ kỹ rồi nấu một nồi nhân trần cho ta uống thử.
Nếu đạt thì ta sẽ toàn lực giúp ngươi”
Hoàng Hùng đáp ứng:
“Xin tiên sinh chỉ giáo”
“Kinh sách có câu …”
Tiếng nói của vị nam trung niên nọ trầm ấm mà vang vọng, ngay thẳng mà tường hòa,
Ở những nơi khác thì các loài động vật hiền lành đều sợ sệt tránh xa con người,
Nhất là âm giọng oang oang của những người nam trưởng thành, đều có thể nạt ngựa đuổi trâu,
Thế nhưng từ khi Hoàng Hùng nghe Bạch Vân tiên sinh ‘giảng phương thuốc’ đến giờ đã qua hai khắc (hơn 40 phút),
Mà khung cảnh của Bạch Vân am không chỉ không trở nên hiu quạnh lại càng trở nên đậm đà sinh khí,
Lũ chim muông quanh vườn thuốc chẵng những không bay đi mà càng kéo nhau tới đông hơn, nhảy nhót chuyền cành vui đùa ríu rít,
Bọn cá lươn trong ao chẵng những không lặn nấp mà càng quẫy nước vẫy vùng thỏa thích, khiến những nhành sen rung rinh quyến luyến,
Thời gian cứ thế trôi đi, mặt trời đã lên thiên đỉnh,
Mọi chuyện đều tạm gác lại cho bữa ăn trưa bởi Bạch Vân tiên sinh là người điều độ hài hòa theo quy luật tự nhiên, sẽ không vì trời sập xuống mà bỏ đói cái bụng của mình và người khác.
Hoàng Hùng rất đồng ý với việc này.
Hai người cùng ăn với 6 quái và những người khác ở Bạch Vân Am, có các sư huynh đệ tương lai, có những người không nơi nương tựa sống nhờ nơi đây, cũng có một số khách đường xa tới thăm viếng.
Họ nói phiếm những lời dân dị đồng quê gần gũi về chuyện trời đất, cỏ cây, mây gió, sinh vật, con người tiêu dao nhẹ nhàng.
Đối với Hoàng Hùng, bữa trưa hôm nay là một loại trãi nghiệm gần gũi nhưng cũng rất nhiều điểm mới lạ.
Gần gũi bởi tính hắn vốn thế, bất kể là ở Trường Sa hay ở Lạc Dương đều thường xuyên ăn chung mâm với mọi người bất kể trên dưới, thân sơ.
Mới lạ bởi nó diễn ra trong tiếng Việt, một loại ngôn ngữ mà trước đây Hoàng Hùng hầu như chỉ dùng trong những trường hợp đặc biệt; và càng quan trọng hơn là hắn biết thêm được rất nhiều điều hay về văn hóa, phong tục và điều kiện thiên nhiên trên mảnh đất quê hương mà hắn chỉ mới về thăm lần đầu này.
Tà dương buông xuống,
Bài thi của Bạch Vân tiên sinh dành cho Hoàng Hùng cũng đã đến hồi cuối cùng.
“…
Nói về lãnh đạo một thế lực, học trò cảm thấy có thể so sánh người lãnh đạo với ‘người dẫn đầu’, còn những người phía dưới là ‘người đi sau’.
Nếu lấy một quốc gia làm ví dụ,
Quốc gia giống như một ‘đoàn thể’ không ngừng di chuyển trong dòng chảy của thời gian, những nơi đã đi qua chính là lịch sử.
Bộ máy lãnh đạo là ‘người dẫn đầu’ của đoàn người, chịu trách nhiễm dẫn đầu quốc gia đi đúng đường, không ngừng tiến tới, cũng như đối mặt với những nguy hiểm trước mặt, bảo vệ cho người đi sau.
Còn nhân dân, hay ‘người đứng sau’, chính là hậu phương vững chắc, không ngừng nghỉ cung cấp sinh lực cho ‘người dẫn đầu’.
Muốn hoàn thành tốt trách nhiệm của mình thì ‘người dẫn đầu’ cần phải đạt được 3 tiêu chí,
Đó là Chân-Thiện-Mỹ.
Trước hết nói về ‘Chân’.
Chân ở đây là chân chính, chân phương, là làm rõ mục đích thật sự của ‘người dẫn đầu’.
Người không phải thánh thần, vốn dĩ không hoàn thiện, cho dù ‘người dẫn đầu’ có tài năng xuất sắc đến đâu đi nữa thì cũng không phải có lúc va vấp sai xót.
Bởi vậy, có thể thấy vị trí ‘người dẫn đầu’ này có thể giữ vững được vốn không phải nhờ vào tài năng cao rộng mà là nhờ vào sự tin tưởng ủng hộ của muôn dân.
Ví dụ như các Hùng của đồng bào Bách Việt ta ngày trước chính là được các tộc tin yêu bầu chọn ra,
Các Hùng cũng hoàn thành xuất sắc trách nhiệm đoàn kết các tộc, bảo vệ nền thái bình, hòa thuận của cộng đồng Bách Việt,
Có thể hoàn thành trách nhiệm ấy, chính là bởi các đời Hùng đều nghiêm cẫn cân nhắc tiếng nói và nhu cầu của từng tộc, bao dung hết thảy, chẵng xa cách một ai,
Bởi thế mà đến nay tuy chức vị Hùng đã biến mất mấy trăm năm, mà các tộc Bách Việt vẫn người người hy vọng Hùng quay trở lại.
Lại lấy ví dụ nghịch là Hán triều Lưu thị, lên ngôi bằng cách lật đổ cựu triều,
Mặc dù giai đoạn đầu thì Lưu Bang cũng thu lấy không thiếu nhân tâm,
Nhưng về sau thì triều đình Lưu thị lại giữ vững ngôi vị bằng các biện pháp ngu dân, mị dân, nhược dân như là học thuyết ‘thiên mệnh’, độc tôn Trung nghĩa, bài trừ các học phái, chế độ phân phong thuộc địa, chế độ nô lệ (nông nô, nô tỳ, quáng nô), đổ tội Tam Công, nhiều không kể hết.
Họ Lưu đem bản thân đặt ở vị trí cao cả, mặc dù nhiều lần phạm sai lầm những vẫn liên kết với kẻ địch chính trị là thế gia để lấp liếm che đậy, không những không nhận sai, cũng chẵng biết sửa sai, để cho các vấn đề nguy hiểm tích tụ ngày càng nhiều, đi lại con đường bá đạo độc đoán của Tần Thủy Hoàng năm xưa.
Cho nên Tần mạt có Trần Thắng thống lĩnh nhân dân phản Tần, mà Hán mạt thì…
Học trò cho là Thái Bình Đạo sẽ nổi dậy, Đại Hiền Lương Sư Trương Giác sẽ là Trần Thắng thứ 2.
Vì vậy có thể thấy,
‘Người dẫn đầu’ không nên chú trọng vào việc giữ vững, ổn định vị trí của mình, cố gắng tạo dựng niềm tin mù quáng cho những ‘người đứng sau’.
Mà ‘người dẫn đầu’ nên tập trung vào cải thiện phúc lợi của những ‘người đứng sau’, đoàn kết, bảo vệ họ trước tất cả gian nguy đang rình rập.
Tập trung vào ‘mê hoặc niềm tin’ của dân thì sẽ mất đi niềm tin ấy.
Tập trung vào ‘lợi ích thực tế’ của dân thì sẽ giữ mãi niềm tin ấy.
Đây mới là mục đích chân chính và nguyên thủy nhất của vị trí ‘người dẫn đầu’.
Kế đến nói về ‘Thiện’.
Thiện ở đây chính là toàn thiện, là cao cả nhất, bao dung tất cả các đức thiện.
Thế nhưng như học trò đã khẳng định, ‘người dẫn đầu’ cũng là người, không có khả năng hoàn thiện.
Đôi khi việc ‘thiện’ có ích lợi với nhóm người này, lại là việc ‘ác’ gây tổn hại đến nhóm người khác.
Nếu như ‘người dẫn đầu’ chỉ đại diện cho một người hay một nhóm người thì dần dà sẽ lặp lại vết xe đổ của Hán triều, đi gia tăng ‘thiện’ lợi của tầng lớp mình mà bỏ quên, thậm chí ác hại tầng lớp khác.
Hoàng tộc Lưu thị cùng với thế gia tranh đấu mấy trăm năm nay chính là vì vậy.
Không chỉ ở phương Bắc, ngay cả ở cộng đồng Bách Việt ta, từ khi Hùng không còn, các tộc tuy còn chưa đến mức đánh nhau túi bụi nhưng theo học trò biết thì cũng thường xuyên xích mích với nhau, làm mờ nhạt tình đoàn kết anh em đồng bào ngay trước.
Cho nên học trò cho rằng ‘người dẫn đầu’ này không nên là một người một họ, mà phải tập hợp đầy đủ trí giả đến từ mọi tầng lớp trong xã hội.
Chế độ bầu chọn Hùng chỉ sợ còn chưa đủ,
Để hoàn thiện thì chúng ta nên bầu chọn cả một hội đồng mà trong đó tất cả các thành viên đều có quyền lên tiếng bình đẳng như nhau,
Không chỉ là thủ lĩnh các tộc, còn cần cả nông dân, học giả, võ lâm, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, đủ hết các tầng lớp trong xã hội.
Tập hợp trăm thiện, ngàn thiện của mọi người để ngày càng hoàn thiện năng lực và đức độ của ‘người dẫn đầu’, biến cái ‘thiện’ chủ quan thành cái ‘thiện’ khách quan, bác ái, công bằng.
Tiếp theo nói về ‘Mỹ’.
Theo học trò thì nếu như chỉ có ‘Chân’ và ‘Thiện’ thì tối đa cũng chỉ xây dựng được sự hòa bình ổn định nhất thời thôi chứ khó mà tiến tới phát triển phồn thịnh dài lâu.
Cho nên cần có một yếu tố nữa là ‘Mỹ’.
Mỹ ở đây không phải hoàn mỹ mà là ưu mỹ, là khuyên ‘người dẫn đầu’ tập trung vào tìm kiếm, bồi dưỡng và khai thác ưu điểm của mọi người trong đoàn.
Học trò cho rằng tuy chúng ta không hoàn mỹ, nhưng ai cũng có ưu điểm, vẻ đẹp tiềm ẩn của riêng mình.
Người vĩ đại may mắn gặp được cơ hội thì sẽ bộc lộ tài năng, cống hiến cho đời, lưu danh sử sách.
Người bình thường không đủ may mắn thì chỉ mãi an phận làm người bình thường, tài năng tiềm ẩn không được khai thác, bị phó mặc cho thời gian đưa vào quên lãng.
Muốn giải quyết tình trạng này thì không thể trông chờ vào ‘may mắn’, mà phải đem ‘may mắn’ hay nói cho đúng là ‘cơ hội’ nắm bắt trong tay, nhân rộng ra cho mọi người.
Cho nên giáo dục phải là quốc sách hàng đầu, không có bất kỳ chính sách cạnh tranh hoặc đặt song song.
Đương nhiên, giáo dục ở đây là hướng tới khai thác sự ưu mỹ của mọi người, bồi dưỡng sự ưu mỹ đó thành điều có ích cho xã hội.
Chớ không phải giống mô hình rập khuôn nho học hiện tại.
Đồng thời, học sinh cho rằng việc giáo dục nên bắt đầu từ sớm, tập trung trước vào đạo đức, để hình thành nhân cách tốt ở thiếu niên nhi đồng, kế là thông qua cung cấp tiếp xúc trực quan với nhiều loại hình tri thức khác nhau để người học có thể tìm ra năng khiếu của mình.
Chờ khi họ có được đức độ cộng với sự hiểu biết nhất định vào ưu khuyết của bản thân thì mới đào tạo chuyên sâu, tập trung phát triển tài năng của họ”
(P/s: những điều này chỉ là tác đưa vào truyện để xây dựng main và chuẫn bị cho nhà nước tương lai thôi, nó không phải là tính yếu chân chính của ‘Chân-Thiện-Mỹ’.
Nhắc lại, không phải là định nghĩa thực sự của chân-thiện-mỹ!
Còn muốn hiểu rõ về chân-thiện-mỹ thì các bạn đọc tự tìm hiểu đi)
Hoàng Hùng ngừng lại nhìn Bạch Vân tiên sinh:
“Chân – thiện – mỹ không có điểm tận cùng, chỉ có càng tốt hơn”
Bạch Vân tiên sinh vừa nhấp một hớp nhân trần do chính Hoàng Hùng nấu sau bữa trưa:
“Nhân trần ngươi nấu rất khá.
Nhưng chỉ sợ không có thời gian để cải tiến tố hơn”
Hoàng Hùng cuối đầu ngẫm nghĩ một hồi rồi nói:
“Học trò xin thầy dạy bảo”
Bạch Vân tiên sinh gật đầu, tay chỉ vào bức tranh chữ treo trên chính đường.
Hoàng Hùng nhìn lên thấy hai chữ ‘Trung Tân’, (P/s: tân=cảng) lúc này Bạch Vân tiên sinh mở miệng:
“Trước hết là khá khen cho ngươi, hiểu được một người một họ không thể thành ‘người dẫn đầu’ của Bách Việt chúng ta được.
Hiểu được mình chính là đáng quý, không nói bất bại nhưng mà khó chết.
Nhưng, ngươi hiện tại chỉ hiểu rõ chính mình, mà còn chưa hiểu rõ được tình hình của dân tộc ta.
Ngươi có ý chí và tầm nhìn xa rộng của một thuyền trưởng giỏi.
Nhưng lại thiếu khuyết sự thấu hiểu về chính con thuyền của mình.
Bão đã sắp đến, ta và ngươi đều biết, không cần nói gì thêm.
Việc ngươi cần làm hiện tại không phải là nhìn ngắm bản đồ, vạch rõ đường đi vạn dặm sau này,
Mà là đảm bảo cho con thuyền Bách Việt này có thể sống xót qua trận giông bão.
Ta cảm thấy trước hết thì thuyền nên tìm một bến cảng đổ lại, củng cố lực lượng của thuyền viên.
Ngươi nói cho ta nghe, hiện tại chúng ta có gì?”
Hoàng Hùng gật đầu đem những lực lượng tích súc được của mình nói cho Bạch Vân tiên sinh, từ Đông Hải Thương Minh, Phu Văn Lâu, Hồng Nghĩa Đường đến Chu Phù, ‘Lạc Việt Thần Điểu’ và giống lúa trời ban, đương nhiên là hắn có biến tấu một chút về lai lịch của nó.
Bạch Vân tiên sinh nghe xong gật đầu nói:
“Ba tổ chức kia tuy có triển vọng lớn, nhưng chỉ vừa mới thành lập, còn phải bồi dưỡng một hồi mới có thể tạo ra tác dụng lớn.
Huống hồ bọn họ còn chưa có lợi ích liên kết thực tế với đồng bào Bách Việt ta, nếu như đại chiến nổ ra, chưa chắc sẽ hết mình vì nhau”
Hoàng Hùng gật đầu nói:
“Học sinh kế hoạch trong vòng 3 năm đẩy mạnh hợp tác hai bên cùng có lợi giữa Giang Nam và Bách Việt.
Cũng thông quá đó, dần dần nâng đỡ người Việt vào cao tầng, tham gia lãnh đạo cả 3 tổ chức”
Bạch Vân tiên sinh gật đầu:
“Nếu kế sách đã có thì tốt,
Có điều 3 năm quá ngắn, ngươi không nên thúc ép quá mức, dễ gây ra phản hiện quả.
Có thể kéo dãn ra thành 9 năm, không cần phải lo chậm, sẽ vừa kịp lúc”
Hoàng Hùng nghe vậy nghi hoặc nhưng cũng tạm gật đầu ghi nhớ để sau này suy tính tiếp.
Bạch Vân tiên sinh nói tiếp:
“Về phần loại giống thóc mới kia chưa biết thực hư ra sao nhưng muốn phổ biến nó thì không thể thoát khỏi ánh mắt của các cấp quan viên.
Còn cả việc ngươi muốn thông qua ‘Lạc Việt Thần Điểu’ để thống nhất các tộc Bách Việt cũng sẽ khó thoát được tai mắt của Huyền Kính Ty.
Bất kể là hành động nào ở trên cũng ít nhiều gây nên nghi kỵ từ Lưu Hoành.”
Hoàng Hùng nhiếu mày trầm tư:
“Là học trò suy nghĩ nông cạn.
Nhưng nếu không đoàn kết mọi người thì lấy gì kháng Hán?”
Bạch Vân tiên sinh cười nói:
“Ngươi đi vào ngõ cụt.
Bách Việt hiện giờ cần kháng Hán sao?
Không cần!
Chu Phù đã bị ngươi bắt được.
Chuyện sau đó cũng sẽ đúng như ngươi suy nghĩ, một Thứ Sử ôn hòa sẽ đến Giao Châu.
9 vị Thái Thú cũng có thể tạm xem là người mình, tình thế như vậy đã tốt vô cùng.
Cho nên thống nhất là cần phải nhưng không nên là lúc này”
Hoàng Hùng gật đầu chấp nhận lý giải này nhưng vẫn thắc mắc:
“Thế nhưng loạn thế không biết khi nào sẽ đến
Nếu như không thống nhất sớm chỉ sợ phản ứng không kịp”
Bạch Vân tiên sinh lại cười:
“Ngươi vẫn ở trong ngõ cụt.
Phản ứng kịp hay không đâu nhất thiết liên quan tới việc sớm thống nhất.
Loạn thể sẽ nổ ra từ Trung Nguyên, rồi mới từ từ lan đến phương nam.
Muốn phản ứng kịp thời hẵn phải là quan tướng của Hán triều mà không phải thủ lĩnh của Bách Việt”
Hoàng Hùng nhìn chăm chú Bạch Vân tiên sinh:
“Ý thầy là để học trò đi Lạc Dương làm quan?”
Bạch Vân tiên sinh lắc đầu:
“Đi Lạc Dương nhưng không phải làm quan tại Trung Nguyên, mà là làm quan tại phương nam.
Ít nhất là Thứ Sử, Châu Mục, có thể can dự vào chính sách đối đãi đồng bào ta.
Tốt nhất là Bình Nam, Chinh Nam, có thể tham gia tất cả các hành động quân sự của Hán triều đối với mảnh đất phương nam này
Đến khi loạn thế nổ ra, lấy địa vị ấy có thể trước tiên điều động lực lượng ngăn chặn Trường Giang rồi từ từ thống nhất bên trong cũng không muộn.
Đương nhiên, cũng phải đánh nhịp với thủ lĩnh các tộc trước, đem mọi việc chuẫn bị chu toàn,
Tránh đến lúc đó hiểu lầm sinh ra nội loạn”
Nói đến đây Bạch Vân tiên sinh nở một nụ cười kỳ lạ:
“Ngươi lần này phải giữ đạo hiếu 3 năm, vậy thì hãy sống cùng cha mẹ của ngươi 3 năm này đi”
Hoàng Hùng sáng mắt hồ hởi hỏi:
“Thầy biết cha mẹ của học sinh ở đâu”
Bạch Vân tiên sinh không nói nhưng thư đồng bên cạnh lại cười khúc khích:
“Tiểu tử, ta bảo ngươi khóc tang cho ta, có khóc không?”