Việt hùng diễn nghĩa - Chương 25
Đọc truyện Việt hùng diễn nghĩa Chương 25 full miễn phí tại ngontinhhay.com.. Cùng tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook, để cập nhật truyện nhanh nhất!
Các bạn đang đọc truyện Việt Hùng Diễn Nghĩa – Chương 25 miễn phí tại ngontinhhay.com. Hãy tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!
****************************
Việt Hùng Diễn Nghĩa – Tiểu Lão Nhân mới nhất tại Ngôn Tình Hay
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
– Hồ Chí Minh, một người con am tường lịch sử nước nhà và quá đỗi hiểu rõ sức mạnh thật sự cũng như điểm yếu của người Việt Nam là gì, nếu không thì cũng không xứng đáng với từ ‘lãnh tụ’ vốn có phát âm nguyên thủy là Hùng trong tiếng Việt cổ.
(P/s: Ta không chém, nếu không giỏi search google thì lướt qua đoạn này và coi như chưa đọc chứ đừng ném đá)
Ngày hôm ấy, sau khi tiệc tàn đã lâu thì mọi người mới sơ bộ thảo luận xong, nhưng đến lúc chiều muộn ra về thì ai nấy cũng treo trên miệng nụ cười nồng đậm như anh em xa nhà lâu ngày xum vầy đón Tết, ánh mắt họ nhìn nhau hiển hiện lên rõ ý chí tiến thủ và quyết tâm tích cực cô gắng.
Như đã nói, kế hoạch của Hoàng Hùng chính là đoàn kết mọi người, tập hợp lực lượng thành một khối rắn chắc.
Từ việc rãi lời đồn, phóng thích cái mõm của Cố Ung, rồi thêm Hoàng Thừa Ngạn và Thái Ung không ngừng dẫn đạo thì tất cả mọi người đều cảm nhận rõ ràng được nguy cơ và thách thức trước mắt.
Sau đó Hoàng Hùng lại tung ra cơ hội cho bọn họ, hơn nữa, cơ hội ấy không chỉ là tấm ván cứu mạng khi sắp chết đuối, mà còn là miếng bánh ngọt ngon lành to ăn không hết, bất kể là thế gia, thương gia, học giả hay võ lâm nhân sĩ.
Đầu tiên là đoàn kết lực lượng của thế gia và thương gia.
Mặc dù việc Hoàng Hùng bái quan là chuyện tương lai nhưng có lời khẳng định của một trong ba vị đại nho Trung Nguyên là Thái Ung thì ai nấy cũng đều ít nhiều lạc quan về một tương lai có quyền lên tiếng trong triều cho người phương nam.
Nhưng chưa hết, kế hoạch của Hoàng Hùng còn đề ra việc thành lập một khối đồng minh thương nghiệp với cơ cấu quản lý và phân chia công việc rõ ràng, giải quyết các vấn đề như đầu cơ, tích trữ, hàng kém chất lượng, cạnh tranh ác ý, vân vân từ bên trong.
Về mặt nguồn cung: Những kỹ thuật mới mà Hoàng Hùng và Hoàng Thừa Ngạn nghiên cứu ra sẽ được nhà họ Hoàng phân phối cho các nhà tùy vào tình hình tự nhiên và năng lực của các nhà, nhờ đó tối ưu hóa năng lực sản xuất và bản quản.
Về mặt tài chính: Các thành viên liên hợp đóng góp vào quỹ chung của thương minh dựa theo năng lực và lợi ích của từng nhà.
Việc giám sát thực hiện và coi giữ quỹ sẽ do một tổ chuyên nghiệp thực hiện.
Cán bộ chủ chốt của tổ sẽ do các tất cả thành viên của thương minh bầu ra.
Về mặt đầu ra: Nhà họ Hoàng liên hợp với nhà họ Phùng, công bố kiểu tàu chở hàng mới, tằng cường tốc độ, an toàn và đặc biệt là sức chứa.
Còn ở Trung Nguyên và các nơi lục địa thì nhà họ Hoàng sẽ thông qua các cửa hàng có sẵn, hoặc nếu cần thì sử dụng hội quỹ để mở rộng kênh phần phối.
Quan trọng nhất là các sản phẩm mới cải tiến đều có năng lực đánh bật tất cả đối thủ trên thị trường, lại thêm mối ‘thân giao’ với ‘thập thương thị’ được xây dựng từ trước, nên việc nâng giá kiếm lời tiền từ thế gia hiển quý Trung Nguyên không khó.
Ngoài ra còn có một trưởng lão hội để họp bàn mỗi năm về định hướng phát triển của thương minh, nhưng mấy cái ghế đó không phải thứ mà nhà họ Hoàng nên tranh, đó chỉ là chiêu chia sẽ trách nhiệm, buộc mọi người chung vào thuyền mình của Hoàng Hùng thôi.
Tên của thương hội được đặt theo lời đề xuất của đại diện nhà họ Cố đất Ngô Hội, mà thật ra là Cố Ung chứ ai vào đây:
“Đông Hải Thương Minh!
Ngụ ý là ‘phúc như đông hải trường lưu thủy’!”
Bởi vì gần như toàn bộ kế hoạch này là do nhà họ Hoàng đề xuất, mọi người chỉ thêm bớt vài chỗ nhỏ nhặt, lại thêm việc rất nhiều khâu quan trọng đều cần nhà họ Hoàng ra sức. Cho nên minh chủ nhiệm kỳ đầu tiên đương nhiên là Hoàng Hùng!
Không sai, là Hoàng Hùng, minh chủ nhiệm kỳ đầu tiên của thương minh!
Đây là ý kiến cố chấp của Hoàng Thừa Ngạn khi mọi người bầu hắn làm minh chủ, và được sử vỗ tay nhiệt liệt từ một tiểu tử họ Cố tên Ung.
Đương nhiên là người trực tiếp quản lý vẫn là Hoàng Thừa Ngạn, với vai trò phó minh chủ.
Sau thế gia và phú thương thì kế đến là đoàn kết lực lượng của học giả trí thức.
Hoàng Hùng dùng miệng của Thái Ung để đề xuất ý tưởng xây dựng hệ thống thư viện cộng đồng mô phỏng theo truyền thuyết về thư viện vĩ đại trong lời kể của Marco Polo.
Thái Ung công bố rằng Hoàng Hùng đã cải tạo thành công phương pháp làm giấy và rất nhanh nó sẽ được đi vào quy trình sản xuất đại trà của Đông Hải Thương Minh.
Hoàng Thừa Ngạn thì đại diện Đông Hải Thương Minh tuyên bố sẽ cung cấp giấy mực miễn phí cho thư viện. Các thế gia cũng chớp thời cơ nổi danh, kẻ ra đất, người cấp nhà, trợ giúp đủ thứ cần thiết.
Cái này không phải tán gia bại sản, bởi vì chỉ cần công nghệ cải tạo giấy thật được nghiệm chứng thì những thư viện này tất nhiên sẽ trở thành mũi nhọn của tri thức, thánh địa của học giả.
Nếu có thể góp phần công sức hoặc thậm chí đem thánh địa dời lên phần đất của nhà mình thì tất nhiên sẽ ghi công cùng hậu thế, để mồ mã tổ tiên bốc khói xanh hãnh diện, như thế thì ai mà không ham.
Bất kể là học sinh nhà nghèo hay học giả nổi danh, khi nhìn đám nhà giàu tranh nhau quyên góp ủng hộ, thì đều mường tượng trong đầu một tương lai hưng thịnh cho văn hóa và học vấn với hàng trăm hàng ngàn thư viện phân bố khắp phương nam từ Thục Xuyên đến Kinh Tương, Ngô Hội, thậm chí Lĩnh Nam, Giao Châu.
Bởi vì đã có Đông Hải Thương Minh và thế gia trợ giúp, nên khoản đóng tiền bị bãi bỏ, thư viện được mở công khai miễn phí với chỉ mỗi yêu cầu đóng góp về mặt tri thức.
Đương nhiên cần có một hội đồng thẩm định tri thức được bầu chọn cẩn thận với nhiệm vụ xét duyệt những sách vở đóng góp cho thư viện, tránh những việc lừa dối như đạo văn hoặc đóng góp nhiều lần.
Ngoài ra thì người đã đóng góp cho thư viện sẽ được phát thẻ thành viên do chính công xưởng tuyệt mật của nhà họ Hoàng thiết kế đặc biệt nhằm tránh các hành vi sao nhái giả dạng, cũng như để biểu dương sự trân trọng với tri thức và người yêu tri thức.
Đồng thời, vì để tăng cường sức phổ biến cho thư viện, thu hút học sinh nhà nghèo thậm chí là dân chúng cùng khổ tham dự vào quá trình xây dựng và phát triển của thư viện thì có hàng tá phương pháp được đưa ra:
Ví dụ như trao học bổng cho con em của những người phu xây dựng, thậm chí nếu họ có đóng góp xuất sắc trong quá trình kiến tạo thì có thể được phát thẻ thành viên của thư v thành viên.
Rồi thì, học sinh nhà nghèo có thể kiếm học bổng bằng cách tham gia vào công việc chép sách, kiểm tra lỗi chính tả, và phụ việc nghiên cứu của các đại học giả trưởng lão trong thư viện.
Thêm nữa, để thư viện có thể nhanh chóng lấy được sự ủng hộ của mọi người, thì những kinh sách phổ thông sẽ được chưng bày tại khu công cộng, tất cả mọi người đều có quyền đọc, bất kể là thành viên hay không, nhưng chỉ có thể đọc trong thư viện chứ không được mang đi.
Thậm chí, Thái Ung chợt nhớ về những lời của Marco Polo về ‘quãng trường văn hóa’, nên ông còn đề xuất việc thư viên sẽ định kỳ phát nhiệm vụ tuyên truyền văn hóa và dạy chữ miễn phí để các học sinh và cả giáo viên trong thư viện đi đọc sách và dạy học công khai bên ngoài thư viện, như thế có thể vừa quãng bá cho thư viện, vừa tăng cường tri thức phổ thông đúng như trăn trở của Hoàng Hùng.
Đám thế gia nghe thế thấy lạ nhưng đám học sinh và học giả lại vô cùng đồng ý, vì đây không chỉ là công việc kiếm điểm kiếm học bổng, mà còn là dịp để khẳng định năng lực bản thân, trau dồi thêm kinh nghiệm, thậm chí nếu có thể kiếm chút danh tiếng trong dân chúng thì sau này sự nghiệp làm quan cũng sẽ càng ổn.
Rất nhiều rất nhiều ý tưởng được thêm vào dàn khung có sẵn của Hoàng Hùng, một phần là vì sự việc này nhắm đến lợi ích của học giả, tầng lớp hay động não nhất, một phần vì đây là một ý tưởng mới lạ, kích thích sự sáng tạo của mọi người bao gồm cả cánh thương gia và giang hồ nhân sĩ.
Cuối cùng thì hệ thống thư viện Phu Văn Lâu chính thức được công bố thành lập với Thái Ung trở thành viện trưởng danh dự, với Hoàng Thừa Ngạn là viện trưởng điều hành, và với phó viện trưởng là Bàng Đức Công, một học giả đến từ Kinh Tương Bàng thị, tề danh cùng Hoàng Thừa Ngạn.
Tên gọi Phu Văn Lâu được chính Hoàng Hùng đề xuất thông qua miệng của Thái Ung, thể hiện đúng ý nghĩa và tinh thần của thư viện, đó là phô bày văn sách tri thức cho tất cả mọi người, mục đích không ngoài nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí, phát triển dân sinh.
Sau nhà giàu và tri thức thì cuối cùng là đoàn kết lực lượng võ lâm nhân sĩ và bình dân.
Hoàng Hùng đương nhiên sẽ không sơ xuất thành lập võ lâm minh hay tụ võ lâu, vì việc này dễ dàng bị người có địch ý nói xiên nói xỏ thành tụ binh làm phản.
Thế cục hiện tại không yên ổn, Lưu Hoành đều đang chờ xem ai dám ngoi đầu lên đầu tiên để hắn giết gà dạo khỉ đâu, Hoàng Hùng không hy vọng đồng bào Lạc Việt thành chim đầu đàn thì đồng dạng chính hắn cũng không muốn bị đem ra tế cờ.
Đề xuất của Hoàng Hùng là vẫn thành lập một tổ chức, nhưng là tổ chức từ thiện, như vậy sẽ khéo léo lách qua vấn đề võ lực.
Từ thiện như thế nào đây?
Lấy lý do chính đáng là ngăn ngừa sự việc ôn dịch lan tràn như vừa rồi, nhà họ Hoàng, nhà họ Trương và Đông Hải Thương Minh sẽ liên hợp mở một hệ thống y đường ở khắp phương nam.
Bề ngoài thì các y đường này có công năng chính là chữa bệnh cứu người, thu mua thảo dược và buôn bán thuốc thang, kiêm luôn nhận dạy y thuật cho người có nhu cầu, chủ yếu là những thanh thiếu niên nghèo không có ruộng đất hoặc công việc ổn định.
Nhưng các y đường này không chỉ đơn giản chú trọng y tế, mà còn là cảng tránh bão cho hiệp sĩ giang hồ, nơi họ tụ họp và trao đổi thông tin, cũng như nhận nhiệm vụ kiếm cơm.
Đúng vậy! Nhận nhiệm vụ kiếm cơm!
Theo Hoàng Hùng thì hình thức tồn tại của giang hồ còn quá tản mạn, nếu không thì cũng sẽ không vì mất đi một cái Hoàng Dung mà loạn bát nháo hết cả lên như thế.
Hoàng Hùng muốn xây dựng một giang hồ có trật tự kinh tế lợi ích rõ ràng, có đóng góp thực tế cho xã hội phương nam chứ không chỉ là một đám nói chuyện hiệp nghĩa nhưng vô kỷ luật, cả ngày liếm máu trên đầu lưỡi đao.
Thông qua y đường, nhân sĩ giang hồ có thể nhận các loại nhiệm vụ như làm bảo vệ cho các chuyến hàng của Đông Hải Thương Minh, tìm kiếm thảo dược quý cho y đường, làm bảo vệ cho Phu Văn Lâu, dò thám tình hình kẻ địch, dò thám tình hình thiên tai, truy bắt tội phạm và hàng lô hàng lốc nhiệm vụ công khác để trợ giúp cho thế gia, thương minh và dân chúng.
Thậm chí, nếu hệ thống này biểu hiện khả quan thì Hoàng Hùng còn có thể cân nhắc mở ra chức năng nhận nhiệm vụ tư do những người có nhu cầu và mục đích chính đang giao phó.
Có thể nói, ở một khía cạnh nào đó, y đường có thể gọi là ‘nhiệm vụ đường’ hoặc ‘tụ nghĩa đường’ hoặc hơi hắc ám một chút là ‘thế giới ngầm’, tất nhiên là không đến nổi phải nhận những nhiệm vụ ác ôn như cướp của giết người, phá hoại đốt nhà.
Đương nhiên, nhiệm vụ chủ yếu của y đường vẫn là hành y cứu tế, không chỉ với người có tiền mà còn cả bình dân nhà nghèo nữa.
Trong tương lai khi tài lực và uy danh tích xúc đủ rồi thì Hoàng Hùng còn có ý định mở thêm cả trại tế bần và viện mồ côi, đây là Hoàng Hùng được gợi ý từ một trong những di sản mà Hoàng Dung để lại.
Hoàng Thừa Ngạn còn thay Hoàng Hùng đề xuất mở quỹ từ thiện trích từ ngân sách của Đông Hải Thương Minh để cứu giúp cho bệnh nhân nhà nghèo. Phần đông thế gia đều nhìn thấy lợi ích cả về mặt ổn định xã hội lẫn về mặt danh tiếng cho Đông Hải Thương Minh nên đều lên tiếng đồng ý.
Để tưởng nhớ tổ tiên người Việt, chủ nhân nguyên thủy của vùng đất phương nam này, cũng như nêu cao tinh thần lá lành đùm lá rách trong truyền thống của người phương nam, Hoàng Hùng thông qua miệng của Cố Ung, đề xuất tên gọi Hồng Nghĩa Đường.
Đương nhiên, qua lời nói của Cố Ung thì mọi người chỉ nghĩ hồng nghĩa là tình nghĩa ấm nồng mà thôi, dù sao đám người này cũng sống mấy trăm năm dưới sự thống trị của triều Hán rồi, đâu còn nhớ đến họ Hồng Bàng ngày xưa nữa, có lẽ chỉ có người Việt ở đất Giao Châu mới nhớ tới.
Và thế là trong khi đám người con đang bận bịu túi bụi chuẫn bị cho những kế hoạch sắp tới thì chủ nhân của bản kế hoạch nọ lại đã sớm lên đường đi Giao Châu, không, đi Âu Lạc nhận tổ quy tông.
Về phần ‘căn nhà tranh của người con hiếu thảo bên dòng nước xiết’ thì đã có Nhã tỷ sắp xếp.
Người giả mạo Hoàng Hùng là một thành viên trong tổ chức bí mật do Hoàng Dung lập nên, chuyên thu nhận trẻ em mồ côi, dạy họ ăn học văn võ, huấn luyện họ các kỹ năng như hóa trang, nhại giọng, vượt nóc băng tường, vân vân.
Hoàng Dung cũng không phải tiên tri, biết trước tương lai. Tổ chức này được lập nên với dự định ban đầu là thu thập tình báo, đối kháng với Huyền Kính Ty.
Thế mà, tổ chức này còn chưa kịp trổ tài thì người sáng lập đã ‘từ trần’ nên nó nghiễm nhiên trở thành lực lượng của Hoàng Hùng, với sự trợ giúp quản lý của Nhã tỷ.
Có lẽ chính Hoàng Dung cũng không ngờ rằng, mình bỏ công bỏ sức huấn luyện đám kỳ binh này gần mười năm cuối cùng nhiệm vụ đầu tiên được giao lại giả mạo con trai mình để ‘khóc mộ’ cho chính mình.
Hoàng Hùng đi rất gấp, chỉ mang theo sáu quái, còn Nhã tỷ thì phải ở lại làm người đại diện cho hắn, cũng thay hắn sắp xếp Từ Hoảng và A Bố.
Mãi đến ngày thứ hai sau khi rời khỏi Trường Sa để lên đường về quê cha thì Hoàng Hùng mới hỏi sáu quái cặn kẽ về thân thế của mình.
Không phải vì hắn quên mà vì mấy ngày nay Hoàng Hùng bận túi bụi, nào là thừa kế và chỉnh lý sơ bộ những di sản của Hoàng Dung từ Nhả tỷ và Hoàng Thừa Ngạn, nào làviết văn tế điện Hoàng Dung, nào là bày mưu tính kế tổng hợp lực lương Thục Xuyên, Kinh Tương, Ngô Hội, vân vân và mây mây.
Mặc dù Hoàng Hùng đã ngờ ngợ đoán ra một số thông tin chủ chốt từ những điểm đáng ngờ trong bức thư của Hoàng Dung và những điều hắn biết về ý nghĩa của loài chim Lạc đối với người Việt.
Nhưng hắn vẫn muốn được nghe sáu quái nói rõ ràng, tránh bản thân ngộ nhận, hiểu lầm rồi lại xảy ra các thể loại tình tiết máu gà máu chó.
Theo lời của sáu quái thì Hoàng Hùng có họ thật là Lạc bởi vì cha hắn là Lạc Long, thủ lĩnh Hùng đương nhiệm của Bách Việt.
Lúc mới nghe thì rất oách, Hoàng Hùng tưởng chừng nhờ vào thân thế ấy thì việc thuyết phục đồng bào sẽ dễ dàng nhưng không, hắn nhầm to!
Cha của hắn mang cái họ tên rất oách nhưng chả dính dáng gì tới Lạc Long Quân Sùng Lãm trong truyền thuyết cả.
Chức danh Hùng của cha hắn cũng chỉ là ‘nửa hợp pháp’ và chỉ được công nhận bởi một bộ phận rất nhỏ trong số các tộc Bách Việt.
Dựa theo lời kể của Ngô ca, vào cuối thời kỳ của vị thủ lĩnh Hùng thứ 18, một trận thiên tai cực lớn đã xảy ra và trong lúc cứu tai, Hùng thứ 18 đã lọt vào ám sát, mặc dù thoát được nhưng tín vật của các Hùng là ‘Lạc Việt Thần Điểu’ lại thất lạc mất.
Hùng thứ 18 lúc sắp mất đem ngôi vị truyền cho vua của bộ lạc Âu Việt là Thục Phán, nhưng bởi vì không có tín vật nên các tộc Việt khá mạnh như Mân, Sở đã không đồng ý quy tụ dưới hiệu triệu của Thục Phán.
Thế rồi Triệu Đà theo lệnh của Doanh Chính, mang theo mấy chục vạn chinh nam quân đoàn vượt qua Trường Giang vào đánh Ngũ Lĩnh.
Không có Hùng đoàn kết Bách Việt, các tộc tan đàn xẻ nghé, từng người tự chiến cuối cùng thất bại.
Chuyện về sau thì không cần sáu quái Hoàng Hùng cũng biết sơ sơ vì nó có ghi trong Hán sử nhưng đó chỉ là lời nói của triều định Lưu thị.
Hoàng Hùng muốn nghe lời kể từ sáu quái, cũng là tượng trưng cho tiếng nói của đồng bào mình.
Lưu Bang vào Quan Trung diệt Tần rồi tại Cai Hạ đối chiến với Bá Vương. Hạng Vũ kế thừa Sở Việt, trong quân có không ít dũng sĩ Bách Việt.
Lưu Bang theo kế Trương Lương cho người hát khúc Sở Ngô bốn phía.
Binh lính Sở Ngô nhớ nhà chiến ý tan rã, chỉ có binh lính Việt là vẫn theo Bá Vương tiếp tục xông pha và đều hy sinh trên đường phá vây.
Cuối cùng chỉ có một mình Hạng Vũ thoát chạy được tới Ô Giang rồi tự vẫn.
Kể đến đoạn này, lão Trần còn tặc lưỡi:
“Trên đời này không có yêu ma tiên thần!
Những lời thêu dệt trong Hán sử về uy mãnh tuyệt luân vạn người không địch nổi của Bá Vương Hạng Vũ chỉ nhằm tô điểm thêm cho chiến thắng của Lưu Bang mà thôi.
Nếu không có một đám anh dũng tử sĩ dù chết không sờn thì mười Hạng Vũ cũng phải nằm lại Cai Hạ.
Hàn Tín được xưng Binh Tiên đâu phải nói xuông”
Sau khi nước Sở diệt vong thì Lưu Hán thống nhất phương Bắc. Triệu Đà một mặt dâng biểu xưng thần một mặt thì cũng cố quốc phòng.
Bởi vì Hung Nô thường xuyên quấy phá, Lưu Bang từng mấy lần bị thiền vu Mặc Đốn đánh xém chết, đâu co hơi sức đâu mà chinh nam, thế là đồng ý việc Nam Việt trở thành phiên quốc tự trị, chư hầu của Hán.
Đến khi Lã Hậu chấp chính, nội trị phương Bắc gặp nhiều rối ren, Triệu Đà nhân thế không thần phục cũng không tiến cống, Nam Việt lại tách khỏi Hán, rồi độc lập suốt các đời Văn và Cảnh bởi hai ông này đều chỉ chuyên tâm ‘làm ruộng’, không quá để tâm chuyện chiến chinh.
Lưu Triệt lên ngôi, khác hẵn Văn Cảnh, thể hiện ra hùng phong cực thịnh, gây chiến khắp nơi, mũi dáo chỉ thẳng Hung Nô, Tây Vực và cả Nam Việt.
Triệu Đà lúc này đã mất, con cháu nối nghiệp chống không nổi Lưu Triệt thế là đất xưa Âu Lạc trở thành bây giờ Giao Châu.
Sáu quái kể đến đây thì trong lòng đều bồi hồi uất ức, thế mới biết đồng bào suốt mấy trăm năm này đâu có từng thôi nghĩ về độc lập tự do, nào chịu phục dưới ách thống trị của ngoại xâm ác địch.
Trong quãng thời gian từ đó đến nay đã từng nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa của người Việt chống lại ách đô hộ hà khắc của triều Hán và tiêu biểu nhất thì phải kể đến hai cuộc, theo thứ tự là Tây Vu Vương và Trưng Nữ Vương.
Vào thời điểm Lưu Triệt diệt Nam Việt thì hậu nhân của An Dương Vương Thục Phán thành công thống nhất các bộ lạc Tây Âu, xưng là Tây Vu Vương.
Một thời gian sau, ông nhân lúc Hoắc Khứ Bệnh mất, Hung Nô tái khởi kiềm chân người Hán, liền liên hợp tất cả các tộc Việt muốn lần nữa bầu chọn ra Hùng để thống lĩnh Bách Việt kháng Hán.
Đáng buồn là ‘Lạc Việt Thần Điểu’ mất tích đã quá lâu mà uy phong của Hán Vũ thì ngay tại trước mặt, lòng người li tán, các tộc chỉ lo thân mình, mấy lần hội minh đều không có kết quả.
Tây Vu Vương không thể đoàn kết bên trong chỉ đành tìm đến bên ngoài.
Ông liên hệ với thủ lĩnh của tàn dư Nam Việt là Lữ Gia, ý muốn kết minh với hậu nhân Triệu Đà.
Ai ngờ sự việc bại lộ, Lưu Triệt phong phó tướng của Hoắc Khứ Bệnh là Lộ Bác Đức làm Phục Ba Tướng Quân, đem theo tinh binh cường tướng đến công Lĩnh Nam.
Binh uy của địch cường thịnh, các tộc Việt vốn đã chia năm xẻ bảy, còn tàn dư Nam Việt cũng chẵng tích sự gì, Tây Vu Vương chiến tử, Triệu Thuật Dương Vương và Lữ Gia bị bắt giết trên đường tháo chạy ra biển.
Hơn trăm năm sau, Vương Mãng soán Hán, phương Bắc lại rơi vào loạn thế. Rút kinh nghiệm lần trước, các thủ lĩnh Âu Lạc cẩn thận đem lực lượng tích xúc đầy đủ, cũng ngấm ngầm mua chuộc quan binh dưới quyền Vương Mãng.
Ai ngờ lòi ra một tên Lưu Tú quá mức xuất sắc, Vương Mãng bị đánh cho sấp mặt, quân tướng của Vương Mãng ở Giao Châu vừa gặp Sầm Bành liền ra hàng.
Lưu Tú cắt cử Tô Định làm quan đất này, người mà theo Ngô ca là có khả năng chính là thủ lĩnh đời đầu của Huyền Kính Ty.
Dù làm việc rất cẩn mật, nhưng các thủ lĩnh của nghĩa quân liên tục bị Tô Định vu cớ hãm hại chết, không rõ là do hắn đơn thuần tàn bạo hay là do y biết được điều gì.
Các tộc giận lắm nhưng vì Lưu Tú thế lớn nên chưa dám vọng động.
Đến khi Hung Nô nổi lên ở phương Bắc, một trong các thủ lĩnh là Thi Sách cho rằng thời cơ đã tới nên bí mật hiệu triệu Bách Việt liên minh khởi nghĩa.
Thế nhưng Tô Định đột nhiên ra chiêu hiểm, mời Thi Sách tới nhà riêng bàn luận kinh sách rồi giam lõng luôn.
Các thủ lĩnh Lạc Việt đến chất vấn thì Tô Định không chỉ không nhận mình sai mà còn vu cho Thi Sách đủ thứ tội rồi công khai bạo ngược giết hại.
Trưng nữ vương nhìn thấy kết cục bi thảm của chồng thì không thể dằn cơn giận, đơn phương dấy cờ tụ nghĩa đánh thẳng vào Luy Lâu.
Tô Định bị bất ngờ không kịp phòng bị nên nhanh chóng bại thua bỏ chạy.
Trưng Vương đánh tới Thương Ngô, rất nhiều bộ tộc theo về, nhưng tới Ngũ Lĩnh thì Sơn Việt và Mân Việt lại không chịu phục.
Lưu Tú học Lưu Triệt ngày trước, sai cánh tay đắc lực là Mã Viễn lĩnh ấn Phục Ba, đem quân chinh nam.
Không có Ngũ Lĩnh cách trở, Mã Viện nhanh chóng đánh vào bên trong Âu-Lạc.
Hai chị em Trưng Vương bị đuổi bắt cùng đường nên nhảy xuống sông tự vẫn để giữ trọn tiết nghĩa với chồng và đồng bào.
Nhìn vào kinh nghiệm của hai cuộc khởi nghĩa liền biết, muốn làm Hùng, thống nhất Bách Việt không hề dễ dàng.
Giống như Tây Vu Vương có nguồn gốc lớn, lại trí tuệ khôn khéo, lại như Trưng Nữ Vương có tài thao lược, uy thế hùng mạnh, cũng đều không thể thành công đoàn kết tất cả các tộc Việt thành một khối bền chắc.
Thế thì Lạc Long thì đương nhiên không có khả năng vừa sinh ra thì thành Hùng được. Hắn có thể tính là may mắn, cũng có thể tính là nổ lực, nên mới trở thành Hùng ‘trên danh nghĩa’.
Sự tình là thế này,
Lạc Long luôn tự hào vì tên mình gần giống với danh hiệu ‘Lạc Long Quân’ của tổ tiên Sùng Lãm.
Khi trưởng thành, vượt qua sự ngăn cấm của các trưởng lão trong tộc, Lạc Long học theo Sùng Lãm ngày trước, một mình rời đi đất tổ, du lịch bốn phương.
Bước chân của hắn dạo khắp các miền trời đất Bách Việt, cũng vì vậy mà gặp được, cứu giúp và thu nhận đám người sáu quái.
Rồi có một lần, nghe phong phanh rằng có nhân sĩ võ lâm Trung Nguyên đi Ngũ Lĩnh tìm thuốc quý thì đào được bảo tàng, trong đó có một cái phù điêu đồng thau cổ hình một loài chim lạ.
Lạc Long cho rằng đó có khả năng chính là ‘Lạc Việt Thần Điểu’ nên lên Bắc đi tìm.
Trong quá trình này, để ẩn dấu xuất thân, Lạc Long gia nhập một tổ chức phản Hán bí mật do hậu nhân của Hạng Vũ xây dựng, dùng họ giả là Giang.
Đồng thời trong một lần tình cờ, Lạc Long đã cứu Hoàng Uyển thoát khỏi miệng cá sấu và nhận nuôi một bé gái người Việt mồ côi, chính là Nhã tỷ.
Cuối cùng, có lẽ trời không phụ lòng người, ‘Lạc Việt Thần Điểu’ lại có cơ hội lần nữa trở về Bách Việt.
Nhưng trớ trêu thay, Lạc Long lại bị phục kích trên đường mang ‘Lạc Việt Thần Điểu’ trở về quê tổ bởi một nhóm người thần bí mà sau này mới biết là Huyền Kính Ty.
Đó cũng là lúc Lạc Long gặp được Hoàng Dung và Hoàng Thừa Ngạn.
Lạc Long không biết lý do tại sao mình bị phục kích nhưng cũng bởi vì sự kiện đó, hắn đâm ra lo sợ rằng nếu triều Hán biết về ‘Lạc Việt Thần Điểu’ thì sẽ nguy hại cho đồng bào, khả năng rước đến binh họa.
Thế là Lạc Long giả trang một giang hồ lãng khách, bắt tay cùng Hoàng Dung và Hoàng Thừa Ngạn du lịch khắp nơi rồi cuối cùng nảy sinh tình cảm với Hoàng Dung và sinh ra Hoàng Hùng.
Trong thời gian ở nhà họ Hoàng thì Lạc Long cũng thông qua lực lượng của mình và tổ chức của hậu nhân Bá Vương, thành công xác định sự uy hiếp đến từ Huyền Kính Ty.
Tin xấu là bọn chúng biết được trong tay Lạc Long có một thứ có thể hiệu triệu Bách Việt.
Tin tốt là bọn chúng không biết đó là cái gì, và cũng không biết vì sao có thể hiệu triệu Bách Việt, tức là trong tộc không có nội gian.
Tuy nhiên, cũng chính vì nhiều lần điều tra Huyền Kính Ty nên vị trí của Lạc Long đã dần bại lộ. Cuối cùng, vì lo lắng cho Hoàng Dung và Hoàng Hùng nên Lạc Long đã lựa chọn rời đi.
Lúc chia tay, Lạc Long quyết định đem ‘Lạc Việt Thần Điểu’ trao cho Hoàng Hùng. Sáu quái khi đó cũng rất thắc mắc và Lạc Long đã đưa ra ba lý do là:
Thứ nhất, sau một thời gian khá dài sống trên đất Hán thì chính Lạc Long cũng có suy nghĩ giống Hoàng Hùng hiện giờ.
Hán triều tuy mạt nhưng chưa vong, đồng bào vẫn cần phải nhẫn nhịn!
Nếu sớm đem ‘Lạc Việt Thần Điểu’ lộ ra, có thống nhất được Bách Việt thật hay không thì không biết vì dù sao cũng đã mấy trăm năm. Ai kiểm chứng? Ai đảm bảo? Liệu có xảy ra tranh chấp nội loạn?
Mà nếu không thể làm một lần thống nhất tất cả các tộc thì chắc chắn sẽ chiêu lấy sự chú ý của Hán triều. Thế thì cực kỳ nguy hiểm vậy!
Thứ hai, Lạc Long trao cho Hoàng Hùng và dặn Hoàng Dung đối xử với ‘Lạc Việt Thần Điểu’ như một món quà lưu niệm bình thường.
Chính là vì muốn tiếp tục ẩn tàng thông tin của ‘Lạc Việt Thần Điểu’ càng lâu càng tốt, để đám người Huyền Kính Ty không thể tra ra.
Tốt nhất là đến ngày Bách Việt có Hùng mới thì Huyền Kính Ty vẫn cứ ngu ngơ như con ruồi không đầu.
Càng cẩn thận bảo mật thì sự nghiệp khởi nghĩa của đồng bào càng an toàn, tránh đi vào vết xe đổ của Tây Vu Vương và Trưng Nữ Vương ngày trước.
Thứ ba, Lạc Long cũng không liều lĩnh đến mức đem tín vật thất lạc mấy trăm năm của tổ tiên và bộ tộc lần nữa quăng trên đất Hán không ai coi.
Ngoại trừ người vợ thông minh và yêu mình hết mực thì Lạc Long cũng sẽ bố trí người giám sát nhà họ Hoàng, vừa bảo vệ vợ con, vừa phòng ngừa Huyền Kính Ty.
Sáu quái bởi vì hỏi nhiều cho nên liền được giao công việc gian khổ này, ngoài ra còn có Nhã tỷ. Đương nhiên là trong lòng bảy người này thì nhiệm vụ ấy là vinh quang chứ không phải gian khổ.
Lại nói, kỳ thật ngay từ đầu thì sáu quái giả làm thợ săn và giang hồ khách trong vùng còn Nhã tỷ vốn là do chính Hoàng Dung đưa vào nhà trong một lần ‘tình cờ’.
Thế nhưng năm Hoàng Hùng lên ba thì do hắn quá quậy nên cả bọn bảy người đều lộ chân tướng. Họ bị Hoàng Dung moi ra chỉ vì biểu hiện cảm xúc và một chút phản ứng khác thường.
Hoàng Hùng lúc nghe đến đó mới biết là do sự xuất hiện của ‘thế giới ý chí’ nên sáu quái mới lộ tẩy thế là hắn chỉ đành cười trong bụng, mặt ngoài thì giả bộ nghiêm túc nói: “Con nít không hiểu chuyện, các anh chớ trách”