Dư sinh xin chỉ giáo nhiều hơn - Chương 92
Đọc truyện Dư sinh xin chỉ giáo nhiều hơn Chương 92 full miễn phí tại ngontinhhay.com.. Cùng tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook, để cập nhật truyện nhanh nhất!
Các bạn đang đọc truyện Dư Sinh Xin Chỉ Giáo Nhiều Hơn – Chương 92 miễn phí tại ngontinhhay.com. Hãy tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!
****************************
Đến thành phố P, thực hiện đủ các loại thủ tục, làm quen và thích nghi với hoàn cảnh xung quanh, sau đó tôi có khoảng mấy ngày bận rộn.
Ban ngày bận bịn, buổi tối nằm trên giường tôi lại không ngủ được, bèn lôi điện thoại ra gửi tin nhắn: Cố Ngụy.
Anh trả lời lại hai chữ: Ngủ đi.
Một đồng một tin nhắn đấy, anh không thể nhắn nhiều chữ hơn chút được sao?
– ——————
Trước khi đi tôi đã chụp rất nhiều ảnh Cố Ngụy, ngày nào trước khi đi ngủ cũng phải xem qua một vòng.
Tôi: Em chỉ mong sao người đi công tác là anh, em ở nhà.
Cố Ngụy: Anh không muốn.
Tôi: Cố Ngụy, em nhớ anh quá.
Cố Ngụy: Chuyện tâm học hành, chuyên tâm công tác.
Tôi: Em không đi làm nữa, anh nuôi em đi.
Cố Ngụy: Không nuôi nổi. Còn phải nuôi con nữa.
Tôi: Không sinh nữa.
Cố Ngụy: Ông nội đang ở bên cạnh đấy.
Tôi:…
Cố Ngụy: Có sức mà nhớ anh, chứng tỏ em còn chưa bận lắm. truyện teen hay
Tôi: Hai cái đó thì liên quan gì đến nhau? Trừ khi em mệt chết rồi thì em mới không nhớ anh nữa.
Cố Ngụy: …
– —
Tôi: Em béo lên nhiều quá.
Cố Ngụy: Em ăn đồ Tây theo thói quen ăn đồ Trung đương nhiên là không được rồi.
Tôi: Chẳng nhẽ em cũng phải bắt đầu tính toán hàm lượng calo trước khi ăn uống rồi sao?
Cố Ngụy: Nên ăn nhiều đồ có chất dinh dưỡng, bớt ăn đồ linh tinh đi.
Tôi: Em có một đồng nghiệp, vợ của anh ta ấy, chỉ cần là đồ ăn thì đều có thể đọc vanh vách hàm lượng calo trong đó là bao nhiêu. Đảo mắt quanh đĩa thức ăn của anh ấy một cái, năm giây sau liền đọc ra được bữa ăn của anh ấy chứa bao nhiêu đạm, bao nhiêu dinh dưỡng, bao nhiêu gluxit mà không cần chớp mắt, y hệt như robot vậy á.
Cố Ngụy: Hả…
Tôi: Còn có một người học vật lí, tuổi còn nhỏ hơn em mà đã có tới hơn hai mươi bài luận văn rồi.
Cố Ngụy: Núi cao còn có núi cao hơn.
Tôi: Xung quanh toàn người ưu tú, áp lực quá to quá to.
Cố Ngụy: Còn có anh mà, không sao.
Tôi: Có người nói đùa rằng, muốn mưu sát ai đó ở trong trường, chỉ có kẻ ngốc mới dùng súng, chỉ cần đầu độc bằng các loại độc tố và mầm bệnh truyền nhiễm là được rồi, vừa tiết kiệm sức lực lại dễ dàng chế tạo, không để lại dấu vết hay chứng cứ, chọn bừa một chiêu nào đó cũng trở nên cao tay.
Cố Ngụy: Bình thường bọn em toàn ngồi tán gẫu mấy chuyện này sao?
Tôi: Em đã chọn một chuyên ngành không có chút lực sát thương nào.
Cố Ngụy: Anh không cảm thấy có một cô vợ là nghiên cứu sinh trong ngành vũ khí hóa học là điều gì may mắn.
Tôi: …
– ———————————-
Lúc gọi điện video với thầy Lâm, ông đang ngồi ăn kiwi trên sofa, dáng vẻ vô cùng lười biếng, hai chân vắt vẻo.
Tôi cứ nhìn mãi, nhìn mãi, lại cảm thấy có gì đó sai sai: “Bố, bố cởi tất ra xem nào.”
“Hả?”
“Tất, tháo tất ra.”
Ông tỏ ra rất vô tội, tháo tất ra, giơ bàn chân ra trước ông kính, khua khua vài vòng.
Tôi hét lên: “Mẹ! Mẹ mau ra đây!!”
Mẹ tôi vội chạy tới: “Làm sao thế?”
Tôi: “Mẹ nhìn chân bố đi. Cả bàn chân sắp biến dạng rồi.”
Tay chân thầy Lâm thuộc diện rất dài, từ phần eo trở xuống dưới đùi, rồi tới chân đều rất nhỏ, thon gọn. Bây giờ cả hai bàn chân đều to bành ra, các ngón chân như dính liền vào nhau. Đôi bàn chân thon dài vốn có bây giờ nhìn như bàn chân vịt vậy.
Mẹ tôi hoàn toàn đứng hình: “Hồi hè vẫn còn bình thường mà…” (Thầy Lâm chỉ cần trời bắt đầu trở gió liền đi tất liên tục, trừ lúc đi ngủ, vì thế ít lộ chân ra ngoài.)
Tôi: “Đưa đi bệnh viện, chân bố biến dạng quá nghiêm trọng rồi.”
Một lát sau, Ấn Tỉ online, nhắn tin cho tôi: Vừa nãy trông thấy bố mẹ mày ra ngoài.
Tôi: Đi bệnh viện.
Ấn Tỉ: Hôm nay có phải ngày khám sức khỏe định kì đâu?
Tôi: Bàn chân thầy Lâm bị biến dạng rồi. Không phải trúng gió cũng không phải bị bệnh tiểu đường, hơn nữa, trong một thời gian ngắn mà biến đổi đáng sợ như vậy.
Ấn Tỉ: Bây giờ là mấy giờ? Giờ ăn cơm mà, bác trai đã ăn cơm chưa?
Tôi: Chưa ăn.
Ấn Tỉ: Thế để tao bảo ông anh lấy số trước. Đợi tao cho Qua Qua ăn xong sẽ vào mang chút đồ ăn cho hai bác.
Tôi suy nghĩ một lát, trả lời: Cũng được.
Tiếp theo đó tôi liên tục đợi tin tức, mãi cho tới khi bên tôi rạng sáng mới nhận được điện thoại.
Cố Ngụy: “Anh đang ở thành phố Y.”
Tôi hoàn toàn im lặng trong khoảng khắc…
(Anh trai Ấn Tỉ làm việc ở bệnh viện Nhân dân thành phố. Khi Ấn Tỉ kết hôn, anh ấy đã lưu lại phương thức liên lạc của Cố Ngụy. Anh ấy vừa nhận được điện thoại của Ấn Tỉ xong liền tiện tay thông báo luôn cho Cố Ngụy.)
Cố Ngụy: “Cơ bắp và các khớp xương bị thoái hóa do thời gian dài ít vận động.”
Tôi: “Sao anh lại ở thành phố Y?”
Cố Ngụy: “Anh vốn định đến thành phố Y chiều nay.”
Tôi: “…”
Cố Ngụy: “Xảy ra chuyện sao không thông báo cho anh đầu tiên?”
Tôi: “Sợ anh bận.”
Cố Ngụy: “Có bận đến đâu thì anh cũng là chồng em, gần như là con của bố em. Anh còn là bác sĩ điều trị chính của ông ấy.”
Những lúc Cố Ngụy tức giận, rất ít khi to tiếng, anh chỉ nhấn mạnh, phát âm rõ ràng từng chữ từng chữ. Tôi hoàn toàn không biện minh được gì.
“Anh không chỉ là chồng em, anh còn là người nhà của em, là một thành viên trong gia đình em.” Cố Ngụy hít sâu một hơi: “Anh không muốn mỗi khi em xảy ra chuyện, người trong nhà em xảy ra chuyện, anh luôn là người biết cuối cùng. Em thử nghĩ đến cảm giác của anh một chút đi, khi người khác tới nói với anh rằng “vợ cậu bị ốm rồi”, khi người khác nói với anh rằng “bố vợ cậu vào viện rồi”. Lâm Chi Hiệu, em…”
Nghe từng tiếng hít thở của anh, nước mắt tôi cứ lặng lẽ lăn dài: “Đêm qua anh phải trực đêm… không muốn làm ồn tới anh.”
Cố Ngụy đã bình tĩnh hơn: “Lúc tiễn bà nội ra đi, lúc phải chăm sóc ông bà ngoại, những lúc phải chăm sóc cho Lục Nguyệt, anh biết em rất mệt, nhưng anh vẫn để em làm, bởi vì em là vợ anh. Những việc anh chưa thể làm trọn vẹn, em sẽ bổ khuyết cho anh. Những việc em chưa thể làm hoàn chỉnh, anh sẽ là người làm. Hai chúng ta là một thể, chúng ta đều phải có trách nhiệm với người thân của nhau.”
Tấm rèm cửa sổ che khuất ánh sáng bên ngoài, cả căn phòng chìm trong ánh đèn mờ ảo, tòa nhà hoàn toàn yên ắng. Tôi cuộn tròn trong chăn, hít mũi nghẹn ngào, cảm thấy có chút ấm ức tủi thân, nhưng những lời anh nói đều đúng. Cảm giác khó chịu, nôn nao này khó mà miêu tả được.
“Cố Ngụy, em nhớ anh.”
Cố Ngụy không nói gì.
“Cố Ngụy, em nhớ anh.
Cố Ngụy vẫn không nói gì.
“Cố Ngụy, em nhớ anh.”
Tôi cứ lặp lại như vậy.
Cuối cùng anh thở dài: “Đừng khóc.”
– ————————–
Mẹ tôi: “Hai đứa có chuyện gì thế?”
Tôi: “…”
Vừa nãy lúc Cố Ngụy đang trên đường có gọi điện tới, về đến nhà không nói lời nào đã vào phòng rồi.”
Tôi: “…”
Mẹ tôi: “Mẹ biết hai đứa không được gặp nhau, trong lòng đều cảm thấy không được thỏa mái.”
Tôi: “Mẹ. Bọn con không có chuyện gì đâu.”
Mẹ tôi: “Được rồi. Mẹ đã nghe Ấn Tỉ nói qua rồi. Mẹ còn tưởng là con gọi Cố Ngụy về. Mẹ nhìn là biết tỏng hai đứa đang chiến tranh lạnh vì cái gì.”
Tôi: “…”
Mẹ tôi: “Thanh niên bây giờ làm thích chiến tranh lạnh như thế, hai con lại thuộc diện ít nói. Nhưng hai đứa sống với nhau, làm gì có chuyện nhìn mặt đọc chữ mãi được. Hai vợ chồng không phải cứ chuyển tới ở cùng với nhau thì sẽ là “vợ chồng”. Bất kì lúc nào, gặp bất kì chuyện gì, cho dù con nghĩ thế nào, cũng phải nhớ bàn bạc với người kia, hai bên đều phải biết rõ tâm trạng và suy nghĩ trong lòng của nhau thì mới được.”
Tôi: “Mẹ. Bọn con đã không còn chuyện gì nữa rồi.”
Mẹ tôi: “Haizz. Hai đứa cứ như thế này, người lớn chúng ta nhìn mà còn nẫu ruột.”
Tôi: “Tại công việc bắt buộc mà.”
Mẹ tôi: “Cuối năm có khi Cố Ngụy lại phải đi công tác nữa.”
Nếu như hai vợ chồng cùng làm việc trong một thành phố, không phải đi ngoại giao, không phải đi làm ăn kinh doanh, vậy mà quanh năm suốt tháng không thấy được mặt nhau, vậy thì tôi cũng không lấy làm lạ vì sao tỉ lệ ly hôn của thành phố X cao thế.
Tôi vội vàng gọi điện cho Cố Ngụy, nghe thấy anh ở đầu bên kia “ừm” một tiếng, liền không buồn suy nghĩ gì nhiều nữa: “Sao anh lại phải đi công tác rồi…”
Cố Ngụy ù ù cạc cạc: “Anh có đi đâu?”
Tôi: “Mẹ em bảo cuối năm sau anh lại đi công tác.”
Cố Ngụy: “Ừ…”
Tôi không biết nói gì nữa, mở miệng ra là chỉ biết “à” thôi.
Cố Ngụy: “Khóc cái gì chứ?”
Tôi: “À…”
Đầy bên kia Cố Ngụy bật cười: “Bây giờ sao đã biết được kế hoạch của cuối năm sau? Mẹ lừa em thôi.”
Tôi đúng là con ghẻ.
Cố Ngụy: “Có điều… biết đâu được đấy.”
Tôi: “Thế… thế anh sau này hãy đi.”
Cố Ngụy: “Anh có phải người có lòng có dạ đâu?”*
*Lâm Chi Hiệu hay bảo Cố Ngụy vô tâm vô tính nên Cố Ngụy mới cố ý nói ngược lại.
Tôi: “…”
Cố Ngụy dở khóc dở cười: “Chỗ em bây giờ là mấy giờ rồi? Còn không mau đi ngủ?!”