Dư sinh xin chỉ giáo nhiều hơn - Chương 17
Đọc truyện Dư sinh xin chỉ giáo nhiều hơn Chương 17 full miễn phí tại ngontinhhay.com.. Cùng tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook, để cập nhật truyện nhanh nhất!
Các bạn đang đọc truyện Dư Sinh Xin Chỉ Giáo Nhiều Hơn – Chương 17 miễn phí tại ngontinhhay.com. Hãy tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!
****************************
Ngày 18 tháng 9 năm 2009
Sau khi tập luyện xong cho dàn nhạc, tôi cúi đầu chậm chạm lau kèn clarinet, bỗng nhiên thấy buồn. Không ngờ cũng có ngày tôi tin những gì chị Ấn nói, “Não sẽ biến mất vài nếp nhăn khi phụ nữ rơi vào bể tình? No, thực ra lúc ấy bạn không hề có não.”
Cô bạn thổi sáo đang càu nhàu với cô bạn chơi violin: “Mày nhìn này, khoé mắt tao lại có thêm nếp nhăn! Oh no! Già già già lắm rồi…”
Trong khi đó tôi ngồi đây, chỉ mong mình được cộng thêm ba bốn tuổi, ít nhất sẽ không phải nghe ai đó bâng quơ “Anh già hơn em nhiều thế cơ à”. Để rồi giờ đây, câu nói này nhảy qua nhảy lại lung tung trong đầu tôi. Sáu tuổi thì sao? Dù học dốt sử, không điểm mặt chỉ tên nổi ai, nhưng tôi vẫn nhớ, từ xưa đến nay chẳng thiếu những cặp yêu nhau dù chênh lệch tuổi tác không chỉ là con số sáu.
“Nếu hoang mang quá thì nói thẳng luôn chứ sao.” Tôi nhìn đồng hồ, thứ sáu, ngày Bác sĩ trực ban. Không biết lấy dũng khí từ đâu ra mà tôi dọn đồ, cầm hộp xông thẳng ra ngoài.
Hơn nửa tiếng sau, trong hành lang thang máy bệnh viện, tôi có mặt trước cửa sổ thuỷ tinh sát đất. Mình phải nói gì? Phải nói gì? Hình như trong đầu toàn câu hỏi, chẳng có lấy nổi một câu trả lời, thậm chí tự vấn, vì sao trường đại học không mở khoa tâm lý học tình yêu. Lúc rẽ vào hành lang, tôi còn nghĩ: giờ mở hộp đựng đàn đặt dưới đất có khi cũng giống nghệ sĩ lang thang trong đường hầm tàu điện cũng nên. Có thể nói mình đến đây là với mục đích cao cả là làm nghệ thuật không?
Hít một hơi thật sâu, tôi ngẩng đầu, nhìn đằng xa thấy Bác sĩ vừa nói chuyện xong với bệnh nhân, đang định vào phòng làm việc thì thấy tôi, khựng lại trước cửa.
Mười bước chân. Tim tôi nổi trống.
Anh đứng thẳng tắp, tay buông lỏng hai bên, một lát sau, anh nghiêng người, để lộ cửa văn phòng.
Cửa đóng lại. Hai người, một phòng, không tiếng động.
Anh, đứng cạnh cửa, mắt nhìn tôi, không có biểu cảm gì đặc biệt
Nhịp tim tôi dần chậm lại, dở khóc dở cười, may mà anh không hỏi mấy câu kiểu “ba em dạo này thế nào?”.
Tôi không biết chúng tôi cứ đứng vậy bao lâu, cho đến khi anh hơi cúi đầu, đi chầm chậm về phía bàn làm việc, quay lưng lại với tôi.
Tôi nhịn cả buổi mắt đã đỏ bừng. Cố gắng hít thở thật sâu, nuốt nước bọt, nuốt theo cả nước mắt vào trong. Bây giờ mà oà lên khóc thì đến chính mình cũng thấy cạn lời.
Tôi còn chưa điều chỉnh cảm xúc xong thì Bác sĩ đã quay lại, đưa cho tôi một quả táo sạch sẽ: “Ăn táo đi.”
Tôi sững sờ nơi đó. Ngoan ngoãn nhận khăn của anh, lau tay, rồi cầm táo, gặm. (Tam Tam: Ông trời ơi, con này nó chập mạch rồi…)
Ngón tay anh di di trên hộp đàn: “Trong đây là gì?”
“Kèn clarinet.”
“Điệu Polka?”
“Vâng.” Tôi hơi ngạc nhiên.
Cạch một tiếng, hộp đàn mở ra. Ngón tay anh lại trượt trên thân kèn: “Thổi anh nghe một khúc đi.”
Tôi ngồi trên ghế, mắt nhìn mũi, mũi nhìn tim. Vốn định chọn một giai điệu nhẹ nhàng nào đó nhưng nhớ đến nụ cười vẽ trên môi anh lúc nhắc đến polka, không hiểu sao tôi lại vô thức thổi giai điệu chẳng liên quan tới tâm trạng của mình lúc này.
Điệu nhạc không dài. Trái tim tôi dần chậm lại theo nụ cười dịu dàng của anh. Em, đang thổi một khúc polka, không cầu kì, hoa mỹ, giống như tình cảm em dành cho anh, liệu anh có nghe, có biết?
Tôi dọn đồ, cảm giác như đã trút được gánh nặng, ôm hộp kèn: “Em về trường đây.” Rồi đi vội ra ngoài.
Trước cổng chính bệnh viện, lúc ngang qua một hàng cháo quen, tôi vô thức bước vào mua hai bát cháo, đến lúc cầm trên tay mới nhớ ra, bát còn lại dành cho ai?
Đang cúi gằm mặt ra ngoài thì điện thoại vang lên.
“A lô?”
“Em đang ở đâu?”
Tôi ngẩng lên, thấy Bác sĩ đang rảo bước đi ra từ cổng chính.
“Em… ở hướng ba giờ của anh.”
Anh, quay lại, bước chầm chậm về phía tôi, tôi, ngơ ngác, vẫn đang cầm điện thoại. Thứ gì đó mềm mại lắm, hoà lẫn trong gió đêm thổi tràn lòng tôi, trong giây phút đó, trái tim như hạt giống nhỏ nảy mầm giữa đất trời ngày xuân.
Anh dừng lại trước mặt tôi, đưa một cái ô gấp: “Trời sắp mưa.”
Rất khó để miêu tả biểu cảm của anh lúc này, mắt hơi híp, miệng như cười như không. Thỉnh thoảng người qua đường lại nhìn về phía chúng tôi, Bác sĩ quay sang nhìn họ, rồi kéo tay tôi quay về bệnh viện.
Tôi cứ thế, ngơ ngác để anh kéo về phòng làm việc vắng tanh (囧), nhìn anh đóng cửa, “tha” tôi đến chiếc ghế cạnh bàn làm việc, ngồi xuống cạnh tôi rồi mới thả tay ra.
Bác sĩ lúng túng ho khan một tiếng: “Ừm… Em ăn tối chưa?”
Ta: “… Tập luyện.” Không đủ tự tin.
Bác sĩ: “Con gái ít khi học kèn clarinet.”
Nhìn anh hơi cong ngón tay gõ khe khẽ lên mặt bàn, tôi cười nói: “Em thích âm thanh của nó….”
Bác sĩ nhíu mày: “Thế học piano nghĩa là xui?”
Tôi: “Anh chơi piano à?”
Bác sĩ: “Không, hồi bé mẹ anh bắt học violin mấy năm.”
Đàn violin?! Tôi lại đào bới được một ưu điểm nữa của anh chăng?
Đoạn, lại nhìn tay anh: “Chứng Paganini (người có ngón tay dài, thon, mềm dẻo)?”
Bác sĩ bối rối nắm tay: “Không, anh rất bình thường.”
Lại lúng túng… Tôi quay đầu, bóc túi nilon đưa bát cháo cho anh: “Bữa khuya.”
Bác sĩ bỗng cười, tai hồng hồng.
Im lặng một lúc, tư duy logic của tôi đã trở về: “Sao anh biết số điện thoại của em?” Tha thứ cho tôi vì hỏi vấn đề không liên quan như thế vào lúc này, bởi lẽ số điện thoại đăng ký người nhà bệnh nhân là của mẹ tôi.
Bác sĩ chớp mắt liên tục – Biểu hiện của chột dạ chăng?
“Từng đăng ký ở quầy y tá…”
Tôi híp mắt cố gắng nhớ lại, có lần thầy Lâm xuất viện, tôi ra quầy y tá lấy đơn thuốc. Đơn thuốc được lưu ở quầy y tá, bác sĩ chỉ cần kí tên xác nhận là được, cần gì phải lưu số điện thoại liên hệ trên đó…
Tôi làm bộ bình tĩnh: “À, lâu lắm rồi.”
Bác sĩ: “Ừ. Lâu lắm rồi.”
Lưu số em từ lâu lắm rồi mà anh ung dung thế!
Bỗng nhiên nhớ đến chuyện gì đó, anh lấy điện thoại, tìm tòi một lát rồi cười tít mắt giơ máy trước mặt tôi.
[ Anh đã có bạn gái chưa? —— 2009-4-3 20: 27]
Đôi khi chỉ muốn đâm đầu vào đậu phụ tự tử, tôi gục xuống bàn.
Anh ngồi bên, yên tĩnh nhìn tai tôi từ trắng chuyển thành đỏ, đến khi bình thường lại mới thong thả hỏi: “Không phải em gửi đúng không?”
Giọng tôi nhỏ như muỗi: “Không biết chọn bạn mà chơi…”
Bác sĩ cười cười vứt bát rỗng vào thùng rác, nhìn đồng hồ: “Chín giờ rồi, anh đưa em về.” Rồi xách hộp đàn, đưa tay về phía tôi.
Tôi lại bắt đầu bối rối, đây là muốn bản nhạc? Hay là muốn người? Tôi đưa tay? Hay đưa bản nhạc?
Tôi nhìn quanh, rồi hào phóng nhét bản nhạc vào tay anh…
Khụ khụ, trong bệnh viện, phải chú ý hình tượng…
Thang máy xuống hai tầng, một bác sĩ xạ trị đi vào, chào anh rồi quay sang nhìn tôi, Bác sĩ gật đầu mỉm cười, người kia có vẻ hiểu ý. Tôi cúi đầu, ngại chết đi được >_<.
Ra sảnh chính, trời lất phất mưa, mà chúng tôi, thì quên mang ô xuống…
Bến tàu điện ngầm ở không xa, tôi xoè tay về phía anh: “Đưa đồ cho em đi, em chạy ra bến là được.”
Bác sĩ nhìn ra ngoài, cầm hộp đàn và bản nhạc bằng một tay, sau đó tôi lại ngơ ngác bị kéo đi…
Sau khi vào bến tàu điện ngầm, tôi phanh lại, níu tay áo anh: “Anh… Anh ngày nào cũng ngồi bàn giấy mà?” Sao còn chạy nhanh hơn cả người đi đông đi tây như em thế.
Bác sĩ: “Sống là phải vận động.”
(Bắt nguồn từ quan điểm sống của nhà triết học Voltaire)
Tôi…
Dù đã là chín giờ tối nhưng trai đẹp mặc áo blouse ở bến tàu điện ngầm vẫn rất thu hút sự chú ý. Tôi lấy đồ trong tay anh: “Cảm ơn, anh về bệnh viện đi.” Không lại bị vây quanh bây giờ.
Bác sĩ cười: “Cảm ơn em.”
“Hả?” Tôi hốt hoảng, trời ơi anh đừng nói gì kiểu như “nhưng chúng ta không thích hợp” nhé.
Có lẽ do mặt tôi quá kinh hoàng hoặc quá nghiêm túc, Bác sĩ bật cười: “Cháo rất ngon.”
Tôi vô thức nắm lấy bàn tay anh đang vuốt tóc tôi: “Bác sĩ…”
“Ừ.”
“Anh… từng đưa bao nhiêu người ra bến tàu điện ngầm rồi?” Có vẻ như tôi không có tư chất của nữ chính cho lắm…
“Mẹ anh, cô, chú…”
“Người nhà bệnh nhân thì sao?”
“Bác sĩ không có nghĩa vụ phải đưa người nhà bệnh nhân ra bến tàu điện ngầm.”
O_O Đây là định danh cho tôi hả? Hả? Hả?
Tôi nhanh chóng tháo một chuỗi vòng gỗ đàn hương đeo vào tay anh: “Để trừ tà.” Sau đó mới nhận ra, mình lại nói cái quái gì vậy…
Bác sĩ nhìn vòng gỗ trên cổ tay, cười nói: “Tín vật đính ước à?”
A di đà phật, tôi tự an ủi bản thân, chắc là trời tối, có đỏ mặt cũng không ai biết đâu…
“Haizz, thôi để anh đưa em vào trạm đi.”
Và thế là, lần thứ ba tôi bị kéo đi…
Lúc xếp hàng mua vé, tôi cảm thấy như mình đang đứng trên một lớp thảm bông, không đến mức khoa trương như đứng trên hoa hồng, nhưng nói chung là cảm thấy rất mông lung, giống như đang nằm mơ vậy, không nhịn được quay sang nhìn Bác sĩ.
“Sao thế?”
“Em nhìn.”
“…Chưa nhìn bao giờ?”
“Nhưng giờ nhìn mới quang minh chính đại.”
Bác sĩ quay đầu, thở dài: “Nhìn đi.”
“Ừm.” Tôi nghiêm túc đánh giá, “Da đẹp thật.”
Hai người bật cười. Anh khẽ đẩy tôi: “Vào trạm đi.”
Tôi quét thẻ, vào trạm, sau đám người tầng tầng lớp lớp, bóng Bác sĩ ngoài hành lang khuất dần.
Khi tôi đang bò lên cầu thang ký túc (nhờ ơn trời tôi ở tầng năm), điện thoại trong túi rung bần bật, tôi móc ra: “A lô?”
“Đến ký túc xá rồi?”
“Đừng bảo là em học trường nào anh cũng biết nhé…”
“Cả chuyên ngành, lớp,… Đỗ Văn Tuấn rất nhiệt tình.”
“…” Tôi toàn kết bạn với những thể loại gì vậy.
“Nhớ ngủ sớm.”
“Không ngủ được.” Tôi vẫn còn phẫn nộ trước sự phản bội của bạn bè.
“Thế đến đây, anh tiêm cho vài mũi.”
“…” Bệnh nghề nghiệp.
Lúc về phòng, tôi nhào lên giường, gọi điện cho Tam Tam: “Tam Tammmmmmmm…”
“Mày điên hả?”
“Tao có người yêu rồi.”
“What?… what the…?!!”
Nghe tôi kể lại xong, nó đặc biệt khinh bỉ: “Tao nghi là chúng mày ám muội đã lâu rồi đúng không?”
Nói xiên xẹo như vậy, chắc chỉ tôi mới hiểu được nó: “Nghĩa là bọn tao tâm đầu ý hợp chứ sao.”
Tam Tam: “Tâm đầu ý hợp? Thế trước kia mất một đống thời gian để làm gì!” Nói xong hùng hổ cúp máy đi tăng ca.