[Dịch] Bác Sĩ Trọng Sinh Thời Bao Cấp - C59
Đọc truyện [Dịch] Bác Sĩ Trọng Sinh Thời Bao Cấp C59 full miễn phí tại ngontinhhay.com.. Cùng tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook, để cập nhật truyện nhanh nhất!
Trong thế giới của người Hoa kiều ở nước ngoài, nhiều người có xu hướng tính dục khác hơn so với bình thường, nhưng những trường hợp lừa dối hôn nhân và sức khỏe sinh sản lại chẳng phải là hiếm gặp.
Cố Ngạn đã từng tận mắt chứng kiến điều đó.
Trong mắt anh, cậu cháu trai ngoài ba mươi tuổi có dáng vẻ lịch sự này chính là loại người như vậy.
Đương nhiên, dựa trên việc không được kỳ thị người có xu hướng tính dục khác với bình thường thì ở trong nước, vấn đề này cũng được xem là chuyện riêng tư, chỉ cần Tư Đồ Khiết không chọn anh ta, vậy thì Cố Ngạn cũng sẽ không công khai chuyện này ra ngoài, nhưng dù có như vậy thì anh vẫn rất có ác cảm với con người này.
Không phải là do vấn đề giới tính mà là do thái độ của anh ta với việc lừa dối trong hôn nhân và sức khỏe sinh sản, điều này đáng ghét hơn cả Cố Ngao Văn.
Bởi vì anh ta vô cùng khó ưa, Cố Ngạn không muốn nói chuyện cùng nên anh chỉ đáp qua loa: “Không tồi.”
Cố Vệ Quốc lại hiểu sai câu nói đó, cho rằng chú đang khen mình giỏi giang, không kìm được mà cười toe toét đến tận mang tai.
“Tiểu Bồi vẫn chưa đến Vô Ưu Đường lần nào đâu nhỉ, đi nào, hôm nay chúng ta cùng đến đó xem sao.” Ông Ba thấy cửa đã mở, vừa cười vừa nói.
Mặc dù Cố Ngạn vẫn luôn công nhận trung y nhưng anh lại không có hứng thú với lĩnh vực này, trước giờ cũng chưa từng đặt chân đến Vô Ưu Đường.
Đây là lần đầu tiên anh bước vào dược đường, mà ngày hôm nay, ông Ba lại muốn cho mọi người được mở rộng tầm mắt.
Ở sảnh có một tấm biển quý giá được cất giữ rất kỹ, là một tấm biển có từ thời Càn Long.
Thế nhưng tấm biển này lại không được giữ gìn tốt cho lắm, bên trên không những có vết cháy mà còn có cả nhiều lỗ đạn.
“Các cháu có biết những vết đạn này từ đâu mà ra không?” Ông Ba nhìn Tư Đồ Khiết rồi cười nói: “Cháu không được nói ra đâu nhé.”
Điều này đã khơi dậy sự tò mò với Cố Vệ Quân: “Ông ơi, những vết đạn này từ đâu mà ra vậy ạ? Ở đây vẫn còn lưu lại mùi thuốc súng của chiến tranh.”
Ông Ba vỗ nhẹ lên tấm biển rồi nói: “Năm 1929 đã nổ ra một phong trào chống lại trung y diễn ra trên khắp cả nước. Chính phủ Quốc dân đã ra lệnh bãi bỏ trung y và buộc tất cả những phòng khám trung y phải đóng cửa. Những người trẻ tuổi có tư tưởng tiến bộ đã xông xáo đi đập phá Vô Ưu Đường, ông cố của các con thì bị người Nhật bắt giữ, tất cả các bác sĩ đều bị Chính phủ Quốc dân bắt lại, Vô Ưu Đường cũng bị đám thanh niên đó thiêu cháy, anh em các ông phải trốn trong nhà kho dưới lòng đất mới sống sót được, những vết đạn trên tấm biển này chính là dấu vết còn sót lại trong trận biến cố năm đó.”
Lúc này Cố Vệ Quân đã hiểu: “Cháu cũng biết chuyện này. Hồi đó, những người như Hồ Thích, Lỗ Tấn, còn có cả Trần Dần Khác thà chết bởi tây y chứ quyết không dùng đến trung y để cứu lấy mạng sống của mình, họ đều là những người đi đầu trong việc chống lại trung y.”
Cậu còn trẻ khỏe, dùng ngón tay gõ lên tấm bảng rồi lại nói tiếp: “Không một ai trong số những nhà nho lớn của Trung Hoa Dân Quốc là không phản đối trung y cả. Điều này chứng tỏ rằng trung y cũng chỉ là một loại giả dược [1] lừa gạt người khác, sự thật là cũng không thể bằng khả năng chữa bệnh của tây y.”
[1] Giả dược: một thuật ngữ mô tả những loại thuốc không chứa dược chất và không có giá trị chữa trị bệnh lâm sàng. Những thuốc này thường sẽ được các bác sĩ chỉ định đối với những bệnh nhân chỉ có vài biểu hiện bệnh hay triệu chứng lâm sàng, hoặc khi bị bệnh giả nhưng trên thực tế sẽ hoàn toàn khỏe mạnh và không hề có một vấn đề nào về sức khỏe. Loại thuốc này có thành phần trung tính và vô hại nhưng lại có thể khiến cho người bệnh cảm thấy sức khỏe được cải thiện sau khi dùng.
Ông Ba nghe xong tức đến vẹo cả mũi.
Đúng là như vậy, các nhà nho lớn của Trung Hoa Dân Quốc đều phản đối trung y, nghe nói sau khi Lương Khải Siêu bị cắt nhầm một bên thận vẫn cố gắng đứng lên bênh vực tây y. Tuy rằng đó chỉ là một lời đồn đại, nhưng từ thời Cố Minh đến nay, người nhà họ Cố đã không còn ai dám học trung y, nguyên nhân chính là bởi phong trào năm đó gây ra.
Thế nhưng, nếu như trung y thật sự vô dụng, vậy thì nó có thể tồn tại đến hàng ngàn năm trong một quốc gia hay sao?
Khi còn trẻ trung và khỏe mạnh, ông Ba không hề tin trung y, cho đến khi thật sự già đi, tay chân bủn rủn, hơi thở yếu ớt mới có sự tin tưởng. Lúc còn trẻ cũng chẳng tin Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 10, đến khi già yếu thì lại tin hết mực.
Thế nhưng ông có làm thế nào cũng không thuyết phục được cậu cháu trai khỏe mạnh tài năng này của mình, vì vậy nên cũng chỉ có thể ngồi tức đến vẹo cả mũi.