Cô vợ bưu hãn thập niên 80 - Chương 46
Đọc truyện Cô vợ bưu hãn thập niên 80 Chương 46 full miễn phí tại ngontinhhay.com.. Cùng tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook, để cập nhật truyện nhanh nhất!
Các bạn đang đọc truyện Cô Vợ Bưu Hãn Thập Niên 80 – Chương 46 miễn phí tại ngontinhhay.com. Hãy tham gia Group của đọc truyện Ngôn Tình Hay trên Facebook nhé mọi người ơi, để cập nhật truyện nhanh nhất!!
****************************
Cô Vợ Bưu Hãn Thập Niên 80 – Từ Hương Quyên mới nhất tại Ngôn Tình Hay
Cô bạn nhỏ Qua Qua nói chuyện thật sự quá thú vị, Lưu Lương Trĩ lại hỏi, “Heo với ba hình như không có liên quan gì đi? Rốt cuộc ba lại không phải heo thật, mẹ Qua Qua đem heo làm bảo bối, lại không nhất định đem ba làm bảo bối.”
Qua Qua không đồng ý với lời Lưu Lương Trĩ nói, “Mẹ con thường xuyên nói muốn ba ăn nhiều một chút, thêm thịt, không phải đem ba làm heo bảo bối sao?”
Ông ngoại đều nói heo phải ăn nhiều một chút mới có thể chắc nịch, lời ông ngoại nói với heo, hình như không quá khác với lời mẹ nói với ba.
Qua Qua đi ra ngoài từng trải với ông ngoại, từng thấy rất nhiều heo, cơ hồ mỗi con heo đều từng bị người lớn nói như vậy.
Lưu Lương Trĩ phát hiện mình thế mà lại nói không lại một đứa bé con, “Ờm… Không sai, ba Qua Qua thật là heo bảo bối.”
Heo bảo bối Chu Trình Ninh tan học thì về lại phòng học, nhìn thấy Qua Qua với thầy Lưu tán gẫu thật sự vui vẻ, Qua Qua ở đâu cũng rất có thể tán gẫu được, anh thì thật không nghĩ nhiều.
“Thầy Chu, Qua Qua thật đúng là một đứa bé cơ linh.” Lưu Lương Trĩ thấy Chu Trình Ninh trở về, liền khen con gái anh trước mặt anh.
Chu Trình Ninh đã nghe không ít lời khen con gái, “Cơ linh thì cơ linh, nhưng miệng quá xấu rồi.”
Qua Qua tranh luận, “Miệng ba mới xấu!”
“Rồi, miệng ba xấu… Viết xong hai chữ chưa?” Nhà trẻ không bố trí bài tập, nhưng anh bố trí.
“Chưa, con rất bận.” Bận bịu nói chuyện với chú, mới không có thời gian viết chữ đâu.
Chu Trình Ninh: “Chờ lát nữa ba còn phải đi dạy, Qua Qua viết xong mới có thể về nhà.”
Hôm nay tổng cộng mới 2 chữ, Qua Qua nghe ba nói như vậy, chẳng sợ tí nào, “Ba tự mình về nhà, mẹ thấy con không ở đó, sẽ bắt ba đón con về.”
Chu Trình Ninh cẩn thận ngẫm lại thấy cũng phải, “Ba nói với mẹ Qua Qua ngay cả hai chữ cũng chưa viết xong, mẹ liền không làm món ngon cho con.”
“Hừ.” Qua Qua hừ một tiếng, rốt cuộc vẫn là kéo Tịch Tịch đi viết chữ.
Qua Qua làm sao mà viết mấy chữ, chỉ là tô theo, bay nhanh mà tô xong 2 chữ rồi báo cáo kết quả công tác với ba trước khi đi dạy, Qua Qua với Tịch Tịch hai cô bé lại tiếp tục lẩm nhẩm lầm nhầm nói chuyện.
Chu Trình Ninh nhìn 2 chữ Dĩ Phái, miễn cưỡng cho con gái qua cửa, xem xong 2 chữ thì chuẩn bị đi dạy, “Thầy Lưu, Tịch Tịch là đứa bé ngoan, Qua Qua làm ầm ĩ, ở văn phòng làm ồn đến các thầy khác, thầy Lưu cậu quay đầu lại nói cho tôi, tôi nói với vợ, làm vợ tôi dạy dỗ Qua Qua.”
Lưu Lương Trĩ cảm thấy còn rất sung sướng, “Qua Qua ở văn phòng còn náo nhiệt chút.”
Qua Qua, bảo bảo tò mò: “Ái nhân* là mẹ sao?”
*: lúc đầu bên văn án cả cũ lẫn mới (cái bản mình sửa) đều đã có nhắc về cách xưng hô ái nhân này, nó là cách gọi vợ của đa phần những người sống ở thời những năm cận đại ở bên trung, vì tí nữa còn có phần tranh luận giữa bé Qua và ba ba bé, nên mình tạm để chữ ái nhân trong vài câu thoại ở đây, sau đó sẽ chuyển lại là để chữ vợ. Mình sẽ không chuyển từ bà xã vào đây nha, vì cái từ đó là dành cho một từ ở bên này là lão bà nhé (Và cách xưng hô đó thì hình như phải tới thế hệ những 8x hay 9x bên này mới gọi, và cái này là hình như thôi nha, mình không phải người TQ nên không quá rõ và sẽ không chuyển tầm bậy).
Chu Trình Ninh: “Đúng vậy.”
Qua Qua: “Mẹ cũng là ái nhân của con.”
Chu Trình Ninh sửa đúng: “Qua Qua, ái nhân là gọi vợ, ba mới có thể gọi như vậy.”
Qua Qua không phục, “Ai nói! Mẹ con là người con yêu!”
“Qua Qua không thể gọi mẹ như vậy… Ba đi dạy đây, chờ ở đây đàng hoàng không được ồn ào đến các thầy cô khác.” Chu Trình Ninh đánh giá thời gian, rồi thật vội vã mà đi rồi.
Ba vừa đi, Qua Qua giống như đã không phải là đứa bé vừa mới tranh luận đỏ mặt tía tai với ba nữa, mà tiếp tục nói thầm với Tịch Tịch.
Lưu Lương Trĩ trống tiết, cho 2 cô bé mỗi bé một viên kẹo rồi dọn dẹp đồ đạc về nhà.
Thời gian này trong văn phòng cơ hồ không có giáo viên, hoặc là đã tan tầm về nhà, hoặc là đang dạy, Hách Mạn còn lưu lại văn phòng.
Vừa nãy, lời của thầy Lưu, thầy Chu và Qua Qua cô ấy đều nghe thấy, thật đúng là tò mò mẹ Qua Qua.
Mẹ của Qua Qua thì cô ấy cũng có biết một chút qua lời tán gẫu của các đồng nghiệp, là một phụ nữ ở nhà chăm con, không có công việc.
Ở trong thôn, không có công việc và cũng không làm ruộng, chuyên môn chăm con, xem ra trong nhà là thật có nắm chắc.
Bà nội cô ấy hiện tại cũng nói mình là nông dân, mệnh của cả đời sắp sống xong rồi, từng đi qua không ít nơi, nhưng chỉ thích hợp ở mảnh thổ địa này, muốn chết ở cố hương.
Bà nội có nhắc lúc sinh ba cô ấy đó, không được mấy ngày đã xuống ruộng làm việc rồi, khi đó không phải yêu, khi đó là không thể không làm việc, là bị ép, đây là mệnh của các bà.
Từ sau khi Hách Mạn có ký ức là trước là ở huyện thành, 10 năm kia kia cũng không có xuống nông thôn, mấy năm trước thì ở tỉnh thành, chẳng có ấn tượng với làm việc nhà nông, nhưng cũng nghe qua nhiều vất vả trong miệng ba mẹ và bà nội, cô ấy tới chỗ này, trong ruộng vẫn là có không ít đàn ông phụ nữ đang làm việc.
Hách Mạn: “Qua Qua, mẹ em không có việc làm sao?”
“Chị Tịch Tịch, việc làm là gì?” Qua Qua nhỏ giọng hỏi Tịch Tịch.
“Chính là ba chị còn có ba của Qua Qua mỗi ngày phải ra ngoài đến trường dạy học, sau đó đi làm kiếm tiền.”
Qua Qua hiểu một chút, trả lời Hách Mạn, “Mẹ em có việc làm, mỗi ngày mẹ đều phải chăm Ngưu Ngưu, còn làm món ngon cho em ăn.”
Quả nhiên là bà nội trợ, vây quanh con với chồng, “Mẹ em không cần kiếm tiền sao? Dựa vào ba nuôi gia đình à?”
Chẳng qua, đích xác thế, ở nông thôn đa số vẫn là dựa vào đàn ông trong nhà làm trụ cột.
Qua Qua: “Mẹ con* có tiền, không cần kiếm tiền.”
*: theo vài chi tiết, mấy bé đều xem bà chị kia là dì (Bé Tịch gọi chị vì hơi lớn nên gọi theo ý bà kia cho lễ phép), không phải chị, nên mình để cách xưng hô cho bé Qua là ‘con’ nha (vì tới giờ bé Qua không chịu gọi chị), còn bà chị kia, haiz, ai cũng muốn tuổi trẻ mà, cả mình cũng thế, nên mình để bả tự xưng là chị – em (Mà đương nhiên, trong tiếng trung không có phân chia như tiếng việt mình, chỉ có ta – ngươi thôi).
Mẹ bé có rất nhiều tiền.
Hách Mạn bị lời Qua Qua nghẹn lại, cảm giác Qua Qua có khả năng đã bị mẹ cô bé “độc hại không cạn”, “Qua Qua, tiền của mẹ em đều là của ba em.”
“Ba con không có tiền, là của mẹ con.” Đây là nhận biết của Qua Qua từ sau khi biết nói.
“Chị, ba Qua Qua kiếm tiền, để mẹ Qua Qua quản tiền, không có vấn đề, Qua Qua, chúng ta tiếp tục viết chữ đi.” Cảm giác Qua Qua muốn ồn ào lên với dì kia, Tịch Tịch kịp thời ra nói chuyện.
Lúc này Qua Qua mới xoay người đi viết chữ với Tịch Tịch, bé mới không muốn nói chuyện với người nói bậy về mẹ.
“Chị Tịch Tịch, em viết xong rồi, ba em muốn em viết hai chữ.” Qua Qua nói với Tịch Tịch.
Tịch Tịch: “Lại viết một lần đi, Qua Qua, em xem chữ ba em đẹp như vậy, Qua Qua có thể viết đẹp, về nhà đưa cho mẹ xem, mẹ sẽ khen thưởng Qua Qua.”
Qua Qua: “Vậy em viết nữa, viết đẹp thì mẹ cho em ăn kẹo.”
Tịch Tịch: “Qua Qua, không phải em có kẹo sao? Vì sao còn phải hỏi xin mẹ nữa?”
Qua Qua: “Kẹo phải đưa cho mẹ, mẹ nói không được sự cho phép của mẹ mà ăn kẹo, răng sẽ liền bị sâu đục ra lỗ lỗ, sau khi sâu đục ra lỗ lỗ rồi thì ăn kẹo sẽ đau, ăn không ngon.”
Cho nên mấy chú với dì trong văn phòng cho kẹo, Qua Qua đều sẽ mang về nhà cho mẹ.
Còn có 1 nguyên nhân chưa nói, Qua Qua đặc biệt thích đưa kẹo cho mẹ, mẹ thu về rồi sẽ còn khen bé.
Bé thích nhất là nghe mẹ khen bé.
Tịch Tịch cũng nghe mẹ của mình nói là ăn kẹo sẽ có sâu, “Được mẹ đồng ý rồi, ăn kẹo sẽ liền không có sâu sao?”
Qua Qua: “Sẽ không á, mẹ nói có thể ăn liền có thể ăn.”
Tịch Tịch: “Qua Qua nói rất đúng.”
Hách Mạn thấy Qua Qua có 9 thành là học mẹ mình, nói chuyện không có nội hàm lại thích sặc người.
Muốn đứa bé 3 tuổi nói chuyện có nội hàm, thật sự là khó xử đứa bé 3 tuổi quá đi.
Qua Qua mặc kệ Hách Mạn, chính mình thì đi viết chữ của mình, hôm nay phải chọn cái đẹp nhất cho mẹ xem.
Tiết cuối cùng Vương Khánh được trống, hiệu trưởng muốn mấy giáo viên toán đi họp, họp được nửa tiết thì về chuẩn bị mang con gái về nhà.
Thấy cô bạn nhỏ Qua Qua đang nghiêm túc viết chữ, “Tịch Tịch, phải học tập với em gái, em mới 3 tuổi đã liền đang nghiêm túc viết chữ kìa.”
“Con biết rồi ba.”
Qua Qua thực sự cầu thị: “Chú ơi! Là chị Tịch Tịch bảo con viết chữ!”
Vương Khánh: “Chị bảo Qua Qua viết chữ, Qua Qua có thể ngồi xuống đàng hoàng viết chữ, nói rõ Qua Qua cũng là một bạn nhỏ nghe lời nghiêm túc học tập.”
“Đúng vậy không sai!”
Qua Qua không khiêm tốn như vậy, Vương Khánh buồn cười, “Về sau Tịch Tịch phải học tự tin hào phóng như Qua Qua vậy.”
“Đừng học con nha, chị Tịch Tịch cũng rất tốt, ba con nói muốn con học chị Tịch Tịch, văn tĩnh.”
Sao người lớn cứ thích bắt con nhà mình học con nhà người ta chứ.
Qua Qua nói nói mấy câu với chú còn có chị Tịch Tịch, chị Tịch Tịch với chú đi rồi, bé tiếp tục chuyên tâm viết chữ của mình, chẳng đếm xỉa gì đến Hách Mạn còn dư lại trong văn phòng.
Hách Mạn có thể cảm giác được địch ý của Qua Qua, đương nhiên cô ấy không cần thiết vội vàng xáp lên lấy lòng 1 đứa bé, hôm nay phải hoàn thành giáo án ngày mai mới lưu lại văn phòng, bằng không ai muốn cùng một chỗ với một đứa nhỏ không có giáo dưỡng.
Chờ chuông tan học vừa vang lên, Chu Trình Ninh với hai ba giáo viên về lại văn phòng, nhìn thấy con gái ngồi trên ghế của anh, vóc dáng be bé, cố sức bò bên mép bàn, cầm cây bút chì viết chữ ở đằng kia.
“Ba, chữ nào đẹp hơn!” Qua Qua xách tờ giấy lên cho ba xem.
Chu Trình Ninh nhìn một vòng một vòng chữ này, nói thiệt, đều rất xấu, nhưng rốt cuộc con gái chỉ có 3 tuổi, anh thật đúng là nhìn kỹ một lần.
Tìm ra 2 chữ gần với với chữ gốc nhất, Chu Trình Ninh chỉ cho con gái xem.
“Ba xé xuống giùm con, con mang về nhà cho mẹ.”
“Mang về nhà cho mẹ làm gì?” Không phải kẹo cũng chẳng phải tiền, cần gì phải mang hai chữ về nhà.
“Con viết chữ, mẹ khen con.”
“Còn nhỏ tuổi đã có tâm cơ vậy rồi.” Tuy nói như vậy, nhưng Chu Trình Ninh vẫn là cắt 2 chữ kia xuống cho con gái.
Nếu anh cũng có thể viết 2 chữ là có thể được khen như Qua Qua, anh còn nguyện ý viết nhiều thêm mấy chữ.
Về nhà, hai cha con lại có chuyện trốn tránh mẹ nói, Qua Qua nghe chị Tịch Tịch với dì xấu nói tiền, bèn hỏi ba, “Ba, ba có tiền, ba đưa hết tiền cho mẹ rồi phải không?”
Cái này không cần phải gạt, con gái không biết anh có tiền, tiền ở trên người vợ không phải bí mật, có thể nói, “Ừ, tiền đều là của mẹ.”
“Ba, ba phải tự mình tồn tiền.”
Chu Trình Ninh: “Qua Qua con lại nghĩ gì vậy? Mẹ biết tiền có bao nhiêu, chúng ta không thể lừa mẹ.”
“Tồn tiền mua giày da nhỏ cho mẹ.”
“Giày da nhỏ ba sẽ mua cho mẹ, Qua Qua con không cần nhọc lòng.”
Bảo đứa bé 3 tuổi không cần nhọc lòng, Chu Trình Ninh nói ra liền cảm thấy mình thật sự là đầu óc choáng váng.
Qua Qua nghĩ tới nghĩ lui, con đường để ba tồn tiền này không dễ đi, “Ba cầu xin mẹ, mẹ liền mua giày da nhỏ.”
Chu Trình Ninh: “Ba phải cầu thế nào?”
Cô bạn nhỏ nói đến nhẹ nhàng, thực tế thì hành động lên lại thật khó.
“Khóc.”
“……”
Chu Trình Ninh có lý do hoài nghi con gái đã nhìn thấy anh khóc.
“Ba, con là đứa bé lớn, khóc không được việc, ba khóc, thì mẹ chắc chắn sẽ mua giày da nhỏ, mỗi lần Ngưu Ngưu khóc, mẹ đều sẽ dỗ dành Ngưu Ngưu, cho Ngưu Ngưu ăn.”
Bé con rốt cuộc lấy chủ ý ôi thiu đâu ra vậy?
Chu Trình Ninh: “Qua Qua con đừng nghĩ, ba sẽ không khóc, mua giày không cần con đứa bé 3 tuổi nghĩ ngợi, chính ba hiểu rõ, chúng ta đi vào bếp nhanh đi, mẹ đang đợi chúng ta ăn cơm kìa.”
Từ Hương Quyên phát hiện con gái đi nhà trẻ được 2 ngày, tâm càng ngày càng dã, cả ngày chẳng biết nói gì với A Ninh.
Sau khi ăn uống rửa mặt xong, Qua Qua vào buồng trong, cô tự mình “thẩm vấn” ba nó, “A Ninh, gần nhất anh với Qua Qua nói cái gì vậy?”
Chu Trình Ninh đẩy nồi, “Quyên, hôm qua không phải Qua Qua có nói muốn em mua giày da nhỏ sao, gần nhất cứ nói giày da với anh, chỉ muốn mua cho em một đôi.”
Từ Hương Quyên: “Đừng nghe đứa nhỏ nói, tiền của chính anh tự anh giữ, đừng mua giày cho em, em muốn mua sẽ mua.”
“Qua Qua cũng là một mảnh hiếu tâm.”
Từ Hương Quyên nghe được 2 chữ hiếu tâm, còn là hiếu tâm của đứa bé 3 tuổi, “Chẳng lẽ Qua Qua nói gì anh liền nghe cái đó? Đừng có xen vào bậy bạ với con bé… Tiền tồn đó tự mình xài, đói bụng thì mua miếng bánh ăn lúc giao tiết.”
“Không đói bụng, mỗi ngày đều ăn no.”